Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá lương thực, năng lượng và một số kim loại tăng cao, làm trầm trọng thêm những áp lực lạm phát, và điều này có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá lương thực, năng lượng và một số kim loại tăng cao, làm trầm trọng thêm những áp lực lạm phát, và điều này có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 13/4 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của cuộc căng thẳng Nga-Ukraine đối với nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, và lưu ý rằng hơn 275 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức, Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đẩy giá lương thực, năng lượng và một số kim loại tăng cao, làm trầm trọng thêm những áp lực lạm phát, và điều này có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bà Yellen bày tỏ quan ngại về nguy cơ suy thoái tại châu Âu, nơi vốn dễ bị tổn thương nhất do sự gián đoạn về nguồn cung năng lượng từ Nga.
Bà Yellen cho rằng mặc dù Mỹ có một “nền kinh tế và thị trường lao động rất mạnh mẽ," nhưng cũng phải đối mặt với áp lực về tiền lương, lạm phát lớn và có thể là áp lực gia tăng về chuỗi cung ứng do việc Trung Quốc phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ lây lan của dịch COVID-19.
Bộ trưởng Yellen cũng cho biết thêm rằng bà sẽ triệu tập các nhà lãnh đạo khác trong các hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) để thảo luận về những giải pháp khả thi nhằm hỗ trợ những người nghèo, những người dành phần lớn thu nhập của họ cho việc mua thực phẩm.
Theo bà Yellen, những ngân hàng phát triển đa phương đang cung cấp tài chính cho việc tăng cường sản xuất thực phẩm nội địa, củng cố mạng lưới an toàn xã hội và kích hoạt tài trợ thương mại.
Tuy nhiên, cũng cần đầu tư dài hạn hơn để giải quyết những lỗ hổng cơ bản trong các hệ thống thực phẩm.