Trải qua 30 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, có quy mô lớn, mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa.
Sáng nay (13/4), Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại và Công ty Vinexad tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 31 (Vietnam Expo 2022) với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đây là Hội chợ đầu tiên đón tiếp các doanh nghiệp tham gia và khách mua hàng quốc tế tới làm việc trực tiếp tại sự kiện. Vietnam Expo 2022 có sự tham gia của 410 doanh nghiệp với quy mô 380 gian hàng đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ trưng bày tập trung trong bốn khu vực triển lãm nổi bật: Thương hiệu Quốc gia & Xuất khẩu; Máy móc thiết bị - Công nghiệp Hỗ trợ; Công nghệ Số - Thương mại Điện tử; Thực phẩm- Đồ uống.
Vietnam Expo 2022 sẽ duy trì các hình thức giao thương kết hợp để tiếp cận rộng rãi đối tác trong và ngoài nước nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất. Các cụm gian hàng từ xa (remote booth) sẽ bố trí xen kẽ cùng các gian hàng trực tiếp, kết hợp mô hình Giao thương trực tuyến (Online B2B) tại gian hàng. Cùng với đó, phiên bản Vietnam Expo thực tế ảo (virtual edition) trên nền tảng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại Số - Decobiz sẽ hỗ trợ gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp tham dự.
Phát biểu khai mạc Vietnam Expo 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2021 được xem là thời gian thử thách chưa từng có đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam bởi đại dịch Covid-19. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương; sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, Việt Nam từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện linh hoạt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong những thành tích nổi bật đó, có sự đóng góp quan trọng, tích cực của các hoạt động xúc tiến thương mại với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ ngoại thương, áp dụng nhiều hình thức xúc tiến mới, phù hợp, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu và đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) là Hội chợ được tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 1991. Trải qua 30 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngành Công thương Việt Nam, mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần tích cực trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn đường bay quốc tế, Hội chợ Vietnam Expo là một trong những sự kiện đầu tiên đón tiếp các doanh nghiệp và khách mua hàng quốc tế tới làm việc trực tiếp tại sự kiện.
Vietnam Expo 2022 thu hút 410 doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm với quy mô 380 gian hàng, tăng 110 doanh nghiệp và 80 gian hàng so với năm trước.
Thực hiện chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ, Hội chợ năm nay tiếp tục được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến thông qua nền tảng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số quốc gia; trong đó, Hội chợ trực tiếp sẽ diễn ra từ 13-16/04/2022 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E) - 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hội chợ trực tuyến sẽ tổ chức trong 01 tháng từ ngày 13/4/-13/05/2022 trên nền tảng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số DECOBIZ.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov nhận định nước này sẵn sàng chuyển hướng nguồn cung sang các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Á, đồng thời cho biết Moscow sẵn sàng bán dầu cho các quốc gia thân thiện với bất kỳ mức giá nào.
Lạm phát giá tiêu dùng Mỹ trong tháng 3 dự kiến sẽ tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua do chi phí thực phẩm, giá thuê nhà tăng và giá năng lượng đồng loạt tăng cao.
Giá dầu Brent giao sau tăng 85 cent, 0,9%, lên 99,33 USD/thùng, và dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,04 USD, tương đương 1,1%, lên 95,33 USD/thùng (00:19 GMT).
Chốt phiên làm việc hôm nay (13/4), thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà tăng mạnh của các chỉ số. Trong đó, Vn-Index cộng tới gần 22 điểm và HNX-Index cũng ghi thêm hơn 6 điểm.
Các cổ đông cũ do Marc Rasella lãnh đạo cho biết việc giấu thông tin giúp Elon Musk mua thêm được nhiều cổ phiếu Twitter với giá thấp hơn, đồng thời lừa đảo họ bán với giá "lạm phát ảo".
CNOOC cũng ưu tiên phát triển lĩnh vực dầu tại những thị trường khác như Brazil, Guyana hay Uganda trong lúc tìm cách ngừng hoạt động kinh doanh tại phương Tây.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.