Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đẩy căng thẳng leo thang

Chủ nhật, 01/05/2022 | 18:38 Theo dõi CFĐT trên

Quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung nội địa đã đẩy giá dầu thực vật lên mức cao mới, tiếp tục siết chặt thị trường vốn đang “căng thẳng” do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada, đã đạt mức cao lịch sử sau thông báo của Indonesia hôm thứ Tư vừa qua.

Philippe Chalmin, Giáo sư kinh tế tại Đại học Paris-Dauphine cho biết: “Chúng tôi đã gặp vấn đề với đậu nành ở Nam Mỹ và cải dầu ở Canada. Cả hai loại cây trồng này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán kéo dài”.

Theo James Fry - Chủ tịch công ty tư vấn LMC, dầu cọ là loại dầu thực vật được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới và Indonesia chiếm 35% xuất khẩu toàn cầu.

Theo các nhà chức trách, lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia được đưa ra nhằm “hạ nhiệt” tình trạng giá cả leo thang cũng như hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn cung trong nước.

“Việc tăng giá đã bắt đầu từ năm ngoái và càng trở nên trầm trọng hơn do chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra ở Ukraine”, giáo sư Philippe Chalmin cho biết.

Không giống như các loại hạt có dầu khác, quả cọ phải được chế biến ngay lập tức. Trong khi đó, hệ thống lưu trữ dầu cọ của Indonesia, vốn đã có trữ lượng đáng kể hiện đang bị căng thẳng hơn nữa.

Mặc dù giá dầu thực vật cùng với nhiều mặt hàng nông sản khác đã tăng trong nhiều tháng qua nhưng nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa chậm lại.

Xem thêm: Indonesia tuyên bố cấm xuất khẩu dầu cọ

Được biết, dầu cọ được sử dụng nhiều trong thực phẩm chế biến như mì gói và bánh nướng cũng có mặt trong các sản phẩm tiêu dùng khác, chẳng hạn như các mặt hàng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong ngắn hạn, loại hạt có dầu duy nhất có thể giúp hạ nhiệt bớt thị trường dầu thực vật là đậu tương. Trong đó, Mỹ và Brazil là hai nhà xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới vẫn còn dự trữ sẵn sàng, mặc dù nhiều lô hàng hơn từ các quốc gia này sẽ chỉ có tác động nhẹ đến giá dầu ăn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tháng trước thông báo rằng, họ dự kiến ​​diện tích trồng đậu tương sẽ tăng hơn 4% so với năm ngoái, trong khi diện tích canh tác ngô sẽ giảm tương đương.

Đồng thời, Canada - quốc gia xuất khẩu hạt cải dầu hàng đầu thế giới cho biết, họ dự kiến ​​sẽ giảm 7% diện tích dành cho hạt cải dầu GMO được sử dụng trong dầu hạt cải.

Dựa trên tình cảnh hiện tại, nhà kinh tế Suderman cho hay: "Chúng ta sẽ thấy nhiều áp lực hơn đối với các quốc gia trong việc giảm các nhiệm vụ pha trộn diesel sinh học và các lệnh bắt buộc sử dụng diesel tái tạo”.

Ngoài ra, được biết, châu Âu đã thông qua chỉ thị vào năm 2018 loại trừ dầu cọ khỏi các mục tiêu năng lượng tái tạo vào năm 2030. Một số nước thuộc khối EU bao gồm cả Pháp đã ngừng sử dụng dầu cọ.

Bất chấp tình hình hỗn loạn hiện nay, Indonesia và Malaysia là hai nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới vẫn duy trì các chương trình tương ứng pha trộn dầu cọ trong nhiên liệu sinh học.

Đáng chú ý, Michael Zuzolo -  Chủ tịch Global Commodity Analytics and Consulting cho biết, nhiều nhà nhập khẩu dầu cọ lớn, chủ yếu là Ai Cập, Bangladesh và Pakistan đã chứng kiến ​​đồng tiền của họ mất giá đáng kể trong những tháng gần đây.

Trái ngược với điều trên, một số nhà xuất khẩu hạt có dầu lớn như Mỹ và Brazil lại trải qua điều ngược lại khi đồng đô la đạt mức cao nhất trong nhiều năm.

Xem thêm: WB: Nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang năm 2023

Hoàng Tuấn (Theo CNA)
Theo VnMedia.vn Copy
Hôm nay (1/5), giá gas giảm mạnh

Hôm nay (1/5), giá gas giảm mạnh

Kể từ hôm nay (1/5), giá gas trong nước được điều chỉnh giảm 29.000 đồng/bình 12 kg, xuống mức 487.000 đồng. Như vậy, sau 3 tháng giá gas đều tăng ở kỳ điều chỉnh đầu tháng, mặt hàng thiết yếu này đã quay đầu giảm giá.
Châu Âu có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu Nga tiếp tục khóa van khí đốt

Châu Âu có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu Nga tiếp tục khóa van khí đốt

Sau khi Gazprom cắt đứt dòng chảy sang Ba Lan và Bulgaria, các nhà kinh tế cho rằng, châu Âu có thể bị đẩy vào suy thoái nếu Nga tiếp tục siết chặt nguồn cung khí đốt đến khu vực này.
Lạm phát khu vực đồng Euro tăng mức kỷ lục trong 6 tháng qua

Lạm phát khu vực đồng Euro tăng mức kỷ lục trong 6 tháng qua

Theo ước tính sơ bộ của cơ quan thống kê châu Âu, lạm phát của 19 quốc gia thành viên đạt 7,5% trong tháng 4. Vào tháng 3, con số này là 7,4%.
Hoạt động kinh doanh của Berkshire Hathaway giảm sút trong quý I/2022

Hoạt động kinh doanh của Berkshire Hathaway giảm sút trong quý I/2022

Hôm qua (ngày 30/4), Berkshire Hathaway đã công bố sự sụt giảm lợi nhuận trong quý đầu tiên năm 2022 do bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Ngành hàng không tiếp tục xin miễn giảm thuế, Bộ Tài chính nói gì?

Ngành hàng không tiếp tục xin miễn giảm thuế, Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, so với nhiều ngành sản xuất khác thì đối với ngành hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay ngay từ khi thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Kinh tế châu Âu kẹt trong thế khó

Kinh tế châu Âu kẹt trong thế khó

Kinh tế khu vực châu Âu tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm nhưng đang đối diện với nguy cơ suy thoái do cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.