WB: Nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang năm 2023

Thứ sáu, 22/04/2022 | 10:07 Theo dõi CFĐT trên

Ngày 20/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết căng thẳng Nga - Ukraine đã khiến giá lương thực tăng cao, tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo nhất, đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí có thể sang tận năm 2023.

Hàng triệu người dân châu Phi thường xuyên thiếu thực phẩm. (Ảnh: AP)
Hàng triệu người dân châu Phi thường xuyên thiếu thực phẩm. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại họp báo trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB, ông Malpass nhấn mạnh xung đột và các hệ quả của vấn đề này đang gây khó khăn cho người nghèo trên toàn thế giới.

So với cùng kỳ năm 2021, giá lương thực hiện tăng tới 37%, đồng thời đang tăng cao hơn so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là điều đáng lưu tâm do CPI là thước đo mức độ tác động tới người nghèo, đối tượng chủ yếu hàng ngày chi tiêu cho lương thực, thực phẩm.

Ông Malpass cho biết, tình trạng thiếu lương thực, năng lượng và phân bón, mặt hàng thiết yếu cho vụ mùa đang gây ra cuộc khủng hoảng mất an ninh lương thực. Cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí có thể tiếp diễn sang năm tới.

Vấn đề lương thực hiện nay khá nghiêm trọng, giá cả tăng cao tác động tới người dân tại các quốc gia nghèo, đặc biệt ở những vùng nông thôn khó khăn. Việc thiếu lương thực khiến người nghèo có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các loại thực phẩm kém dinh dưỡng hơn.

Tuy nhiên, ông Malpass cho rằng kho dự trữ toàn cầu hiện vẫn đủ lớn và có thể giúp cải thiện tình hình khi được phân phối, hỗ trợ cho các quốc gia.

Theo ông Malpass, Hội nghị trong ngày 19/4 đã dành thời gian thảo luận về vấn đề an ninh lương thực và ông hy vọng các quốc gia sẽ chủ động có giải pháp hiệu quả để tháo gỡ cuộc khủng hoảng lương thực, phân bón hiện nay.

Cũng tại cuộc họp báo ngày 20/4, ông Malpass nhắc lại cam kết xây dựng một quỹ viện trợ khẩn cấp trị giá 170 tỷ USD trong 15 tháng tới để hỗ trợ các quốc gia nghèo nhất đang chịu hưởng từ nhiều cuộc khủng hoảng. Đây là cam kết hỗ trợ tài chính lớn nhất từ trước tới nay của WB.

Trước đó, Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO) cũng đưa ra cảnh bảo rằng thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng với giá cả tăng vọt và hàng triệu người có nguy cơ thiếu ăn nghiêm trọng giữa lúc cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa nguồn cung các lương thực cơ bản, như lúa mì, ngô...

"Giá lương thực đã ở mức cao do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine", ông Maximo Torero, Nhà kinh tế trưởng của FAO, cho biết. Ông Torero cũng cảnh báo số người nghèo đói sẽ tăng đáng kể nếu xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn.

Theo thống kê, 45 nước châu Phi và quốc gia kém phát triển nhất nhập khẩu ít nhất 1/3 sản lượng lúa mì từ Nga hoặc Ukraine. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Nga hôm 14/3 cho biết nước này đã cung cấp 23 triệu tấn lúa mì cho thế giới kể từ ngày 1/7/2021 cho đến ngày 10/3/2022, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo FAO, giá lương thực đã tăng kể từ nửa cuối năm 2020 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay hồi tháng 2/2022. Riêng giá lúa mì và lúa mạch tăng gần 1/3, trong khi giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60% trong năm 2021. Giá urê đã tăng hơn 3 lần trong năm qua do giá năng lượng tăng.

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung thực phẩm, nhiều quốc gia ưu tiên thị trường nội địa và hạn chế xuất khẩu, động thái có thể làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với an ninh lương thực thế giới. Điển hình như Ai Cập vừa cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì và các loại đậu, trong khi nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới Indonesia cũng tuyên bố siết hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng này.

Một số chuyên gia lo ngại người có thu nhập thấp ở nhiều nơi sẽ gặp khó trong việc mua thực phẩm trong thời gian tới.

Theo VTV
Theo VnMedia.vn Copy
Đức nêu lý do chưa thể ngừng nhập khẩu dầu Nga lúc này

Đức nêu lý do chưa thể ngừng nhập khẩu dầu Nga lúc này

BBC dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết nước này đang tiến tới việc chấm dứt phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga "nhanh nhất có thể", nhưng sẽ cần phải có thời gian.
Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Giá cả hầu hết các mặt hàng, từ rau quả, đường cho đến quần áo và điện thoại thông minh đã tăng mạnh trong những tuần gần đây sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Điện Kremlin mất 25% nguồn thu thuế vì xuất khẩu dầu giảm

Điện Kremlin mất 25% nguồn thu thuế vì xuất khẩu dầu giảm

Khối lượng dầu thô xuất khẩu tại các cảng của Nga sụt giảm trong tuần thứ 7 sau khi cuộc xung đột nổ ra khiến nguồn thu từ thuế xuất khẩu dầu của Điện Kremlin giảm 25% so với tuần trước.
Sửa các nghị định về đất đai để tháo gỡ vướng mắc khi chờ sửa luật

Sửa các nghị định về đất đai để tháo gỡ vướng mắc khi chờ sửa luật

Bộ TN&MT cho rằng trong khi Quốc hội chưa ban hành Luật Đất đai sửa đổi thì sửa các nghị định để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn là cần thiết.
Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vừa thông qua dự thảo luật cấm các ngân hàng Nga chia sẻ "thông tin bí mật ngân hàng" với người nước ngoài. Đây là động thái mới nhất của các nhà lập pháp Nga nhằm bảo vệ lĩnh vực tài chính của nước này.
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Giải pháp về pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng

GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Giải pháp về pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng

Theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, tất cả những rắc rối, hệ lụy của sự phát triển thiếu khung pháp lý điều chỉnh của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong thời gian qua đều xuất phát từ sự quanh quẩn mang tính “tù hãm” của tư duy phát triển. Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn trong việc thay đổi tư duy, mà bắt đầu từ các nhà quản lý.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp