Đức nêu lý do chưa thể ngừng nhập khẩu dầu Nga lúc này

Thứ sáu, 22/04/2022 | 10:00 Theo dõi CFĐT trên

BBC dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết nước này đang tiến tới việc chấm dứt phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga "nhanh nhất có thể", nhưng sẽ cần phải có thời gian.

Nói với BBC, ông Christian Lindner - Bộ trưởng Tài chính Đức - cho biết nước này đang phải kiên nhẫn cho động thái này.

Theo ông, Đức đang nỗ lực thực hiện lệnh cấm vận với năng lượng của Nga, song ông cho biết ông muốn sử dụng các biện pháp trừng phạt làm tổn thương Nga nhiều hơn là chính nước Đức.

Bởi việc đột ngột dừng nhập khẩu năng lượng của Nga có thể khiến các nhà sản xuất và chế tạo ô tô của Đức ngừng hoạt động.

Đầu tuần này, các viện kinh tế Đức cũng đã cảnh báo rằng việc dừng nhập khẩu năng lượng từ Nga ngay lập tức sẽ gây ra sự suy thoái kinh tế trầm trọng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2023.

"Chúng tôi đang sẵn sàng dừng nhập khẩu tất cả năng lượng từ Nga, đó chỉ là vấn đề thời gian", ông Lindner khẳng định.

Đức đang nhập khoảng 25% lượng dầu và 40% lượng khí đốt từ Nga (Ảnh: Getty).
Đức đang nhập khoảng 25% lượng dầu và 40% lượng khí đốt từ Nga (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, lập trường của ông trái ngược với tuyên bố trước đó của Ngoại trưởng Đức là nước này sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay, sau đó là khí đốt.

Ngoại trưởng Đức Annanlena Baerbock cho biết Đức sẽ giảm một nửa nhập khẩu dầu từ Nga vào mùa hè và dừng hoàn toàn vào cuối năm, sau đó sẽ nhanh chóng giảm nhập khẩu khí đốt của Nga.

Thông điệp của Bộ Tài chính Đức là sắp ngừng nhập khẩu nhưng chưa hoàn toàn vì không thể ban hành lệnh cấm ngay lập tức, bởi điều đó có thể dẫn đến đóng cửa nhiều lĩnh vực lớn của nền kinh tế Đức.

Ông Lindner cho rằng Đức sẽ tiến tới lệnh cấm này "nhanh nhất có thể", nhưng không xác nhận điều đó có diễn ra trong vòng một năm hay không. Bởi ông lo ngại về những tác động đối với kinh tế vĩ mô do việc đóng cửa đột ngột nguồn năng lượng của Nga.

"Tôi không sợ về các chi phí kinh tế khi mua ít năng lượng của Nga mà tôi nghĩ tốt hơn nên có các biện pháp trừng phạt mà chúng ta có thể chịu đựng được trong nhiều tháng, nhiều năm", ông nói.

Trước đó, Đức đã hủy dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 để phản đối cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích Đức vì vẫn tiếp tục nhập khẩu năng lượng của Nga. Trong khi Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, còn Anh cho biết sẽ loại bỏ dầu Nga vào cuối năm nay.

Nhưng Đức và các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga. Đức đang nhập khoảng 25% lượng dầu và 40% lượng khí đốt từ Nga.

Theo Dân trí
Theo VnMedia.vn Copy
Hàng Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Thái Lan

Hàng Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Thái Lan

Không chỉ hàng hóa nông sản, các sản phẩm như thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, nhiều mặt hàng như trái cây tươi của Việt Nam cũng đang được người tiêu dùng Thái Lan ưa chuộng.
Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Giá cả hầu hết các mặt hàng, từ rau quả, đường cho đến quần áo và điện thoại thông minh đã tăng mạnh trong những tuần gần đây sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời vật liệu hàn nhập khẩu

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời vật liệu hàn nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc.
Giá vàng liên tục biến động khó lường

Giá vàng liên tục biến động khó lường

Sau khi tăng mạnh trở lại ở phiên trước đó, giá vàng tại thị trường New York lại đảo chiều đi xuống khi chốt phiên làm việc rạng sáng nay (22/4).
Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vừa thông qua dự thảo luật cấm các ngân hàng Nga chia sẻ "thông tin bí mật ngân hàng" với người nước ngoài. Đây là động thái mới nhất của các nhà lập pháp Nga nhằm bảo vệ lĩnh vực tài chính của nước này.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp