Hàng Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Thái Lan

Thứ sáu, 22/04/2022 | 09:39 Theo dõi CFĐT trên

Theo giới chuyên gia, mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới, Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai phá thị trường đầy tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.

Theo Bộ Công Thương, năm 2020, Thái Lan xuất khẩu rau quả tươi và chế biến trị giá hơn 4,2 tỷ USD. Với điều kiện khí hậu và địa lý tương đối giống nhau, nông sản Thái Lan và Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng. Nhưng với cùng một mặt hàng thì sức cạnh tranh của hàng Thái Lan thường cao hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận, Thái Lan là một thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu nhiều nông sản, nhưng Thái Lan cũng phải nhập khẩu một lượng lớn rau, củ, quả. 

Cũng theo Bộ Công Thương, năm 2020, nước này nhập khẩu lượng rau quả tươi và chế biến có giá trị hơn 2,6 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh mà Thái Lan không cạnh tranh được, thí dụ như vải và thanh long. Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã nhập thanh long, vải từ Việt Nam về bán trong các hệ thống siêu thị lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp Thái Lan còn nhập nông sản nguyên liệu và đưa về Thái Lan để chế biến. 

Thái Lan là một trong những đối tác có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn với tổng giá trị trao đổi thương mại luôn nằm trong số 10 quốc gia có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), kim ngạch thương mại của Việt Nam với Thái Lan tăng gấp 7 lần, từ 2,31 tỷ USD năm 2004 lên đến 16,58 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 11%/năm.

Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 19 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020. Đây là mức kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. 03 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 7,4%.

Trong vòng 16 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều đạt giá trị cao nhất vào năm 2018 là 18,61 tỷ USD, chủ yếu do kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan. Sang năm 2019 và năm 2020, do ảnh hưởng bởi hạn hán tại Thái Lan và tình hình dịch bệnh COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều giảm, đặc biệt là đối với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Thái Lan. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan trong những năm qua luôn ở trạng thái không cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam. 

Ảnh gian hàng Việt Nam tại hội chợ hàng Việt tại Thái Lan
Ảnh gian hàng Việt Nam tại hội chợ hàng Việt tại Thái Lan

Mức thâm hụt trong quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan ngày càng lớn, tăng từ 1,43 tỷ USD năm 2004 lên 7,11 tỷ USD năm 2018 và 5,54 tỷ USD năm 2020. Nhóm các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Thái Lan bao gồm điện thoại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng từ Thái Lan, như: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, nguyên liệu, hàng điện gia dụng và linh kiện.

Theo giới chuyên gia, để các sản phẩm Việt Nam rộng đường tiến vào thị trường Thái Lan, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược cơ bản như nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt, hợp vị bản địa nhưng cũng phải giữ đặc trưng nguyên bản. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cần được thiết kế tinh tế, đẹp và chuyển tải được thông điệp để bất cứ ai dùng sản phẩm chỉ cần nhìn bao bì, mẫu mã cũng có thể hình dung được cũng như nhận biết được đây là hàng Việt Nam.

Ngoài ra, đa dạng dung tích, khối lượng sản phẩm cũng là điểm cần lưu ý để giai đoạn đầu hàng Việt tiếp cận thị trường, người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm gói nhỏ để dùng thử. Từ chỗ dùng thử và cảm nhận, khách hàng sẽ làm quen và chuyển từ dùng thử sang mua và dùng thật...

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Lạm phát ở Nga lên đến mức cao nhất trong vòng 20 năm qua

Giá cả hầu hết các mặt hàng, từ rau quả, đường cho đến quần áo và điện thoại thông minh đã tăng mạnh trong những tuần gần đây sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời vật liệu hàn nhập khẩu

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời vật liệu hàn nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc.
Điện Kremlin mất 25% nguồn thu thuế vì xuất khẩu dầu giảm

Điện Kremlin mất 25% nguồn thu thuế vì xuất khẩu dầu giảm

Khối lượng dầu thô xuất khẩu tại các cảng của Nga sụt giảm trong tuần thứ 7 sau khi cuộc xung đột nổ ra khiến nguồn thu từ thuế xuất khẩu dầu của Điện Kremlin giảm 25% so với tuần trước.
Giá vàng liên tục biến động khó lường

Giá vàng liên tục biến động khó lường

Sau khi tăng mạnh trở lại ở phiên trước đó, giá vàng tại thị trường New York lại đảo chiều đi xuống khi chốt phiên làm việc rạng sáng nay (22/4).
Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Nga cấm ngân hàng chia sẻ thông tin với nước ngoài

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vừa thông qua dự thảo luật cấm các ngân hàng Nga chia sẻ "thông tin bí mật ngân hàng" với người nước ngoài. Đây là động thái mới nhất của các nhà lập pháp Nga nhằm bảo vệ lĩnh vực tài chính của nước này.
Sau cú trượt dài, Netflix đối mặt với tình hình không mấy khả quan

Sau cú trượt dài, Netflix đối mặt với tình hình không mấy khả quan

Giá trị vốn hóa thị trường của Netflix hiện đạt khoảng 100 tỷ USD, mức nhỏ nhất trong nhóm cổ phiếu FAANG, bao gồm Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet tính đến thời điểm hiện tại.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp