Ngày hôm qua (22/4), Indonesia - quốc gia sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn.
Ngày hôm qua (22/4), Indonesia - quốc gia sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới đã công bố kế hoạch cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn.
Ngừng xuất khẩu dầu cọ cùng nguyên liệu thô liên quan (dùng trong rất nhiều mặt hàng) sẽ làm tăng chi phí ở doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến, buộc chính phủ các nước phải cân nhắc giữa sử dụng dầu thực vật cho sản xuất thực phẩm hay sản xuất nhiên liệu sinh học.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ông muốn đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước trước tình hình lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao do cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Ông nói thêm: “Tôi sẽ theo dõi và đánh giá việc thực hiện chính sách trên để nguồn cung dầu ăn trong nước dồi dào và giá cả phải chăng”.
Atul Chaturvedi, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà chiết xuất dung môi Ấn Độ (SEA) cho biết, tuyên bố trên của Indonesia sẽ làm tác động tiêu cực tới người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu dầu cọ hàng đầu như Ấn Độ.
"Động thái này là hoàn toàn bất ngờ," ông nói.
Tuyên bố trên của Indonesia có hiệu lực kể từ ngày 28/4 tới. Kéo theo đó là một loạt hệ quả về giá, bao gồm giá dầu đậu nành - loại dầu thực vật được sử dụng nhiều thứ hai thế giới đã tăng 4,5%, lên mức cao kỷ lục trên sàn giao dịch Thương mại hàng hóa Chicago (CBOT).
Giá dầu cọ toàn cầu đã tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay vì nhu cầu tăng nhưng sản lượng từ quốc gia sản xuất hàng đầu là Indonesia và Malaysia ghi nhận ở mức thấp, cộng thêm chính sách hạn chế xuất khẩu dầu cọ mà Jakarta ban hành vào tháng 1 (lệnh này vừa được dỡ bỏ hồi tháng 3).
Xem thêm: Mỹ có thể hạ thuế đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc
Không chỉ Indonesia, một số quốc gia cũng thực hiện chính sách tạm dừng xuất khẩu nông sản nhằm kiềm đà tăng giá trong nước. Argentina - nước xuất khẩu đậu nành chế biến hàng đầu thế giới - đã đình chỉ hoạt động bán dầu và bột đậu nành từ giữa tháng 3, trước khi tăng thuế xuất khẩu với các mặt hàng này từ 31% lên 33%.
Thị trường dầu ăn toàn cầu diễn biến đầy biến động trong năm nay do ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine.
Nguồn cung thay thế như dầu đậu nành, dầu hạt cải cũng không có sẵn vì hạn hán tàn phá vụ mùa ở Argentina, Brazil, Canada.
Các cơ sở chế biến dầu đậu nành, dầu hạt cải mới sẽ được mở tại Mỹ và Canada trong vài năm tới do nhu cầu về nhiên liệu sinh học từ thực vật ngày càng tăng. Tuy nhiên năng lực sản xuất trong ngắn hạn khó lòng tăng cao.
Hội đoàn công nghiệp Liên minh nhiên liệu sạch Mỹ cho hay, động thái mới nhất của Indonesia có thể ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học. Malaysia - nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới - không thể tăng sản lượng vì đang thiếu hụt lao động bởi đại dịch Covid-19
Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (GAPKI) cam kết tuân thủ chính sách cấm xuất khẩu, nhưng họ để ngỏ khả năng đề nghị chính phủ xem xét lại nếu chính sách tạo ra tác động tiêu cực đến ngành.
Tại Indonesia, giá bán lẻ dầu ăn trung bình hiện là 26.436 rupiah (1,84 USD)/lít, tăng hơn 40%. Giá ở một số tỉnh nước này tăng gần gấp đôi chỉ trong tháng qua, thúc đẩy sinh viên biểu tình.
Chính phủ Indonesia đặt mức giá trần 14.000 rupiah/lít cho việc mua dầu ăn số lượng lớn, nhưng dữ liệu của Bộ Thương mại cho thấy sản phẩm được bán ở mức hơn 18.000 rupiah trong tháng 4. Giới chức nước này đang tiến hành điều tra.
Xem thêm: Thị trường tiền số 124 tỷ USD của Nga hứng trừng phạt