IMF: EU có thể mất 3% GDP nếu mất nguồn cung dầu và khí đốt của Nga

Thứ bảy, 23/04/2022 | 16:27 Theo dõi CFĐT trên

Phát biểu bên lề các hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, người đứng đầu bộ phận châu Âu của IMF, Alfred Kammer, cho rằng châu Âu có thể cầm cự trong sáu tháng nếu không có khí đốt của Nga, nhưng những tác động kinh tế sau đó sẽ nghiêm trọng.

Châu Âu phải nhập khẩu của Nga để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng, đặc biệt là khí đốt tự nhiên và các nhà kinh tế của IMF đã đánh giá thiệt hại kinh tế nếu khu vực này mất nguồn cung từ Nga.

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters

Ông Kammercho rằng, trong sáu tháng đầu tiên, châu Âu có thể ứng phó bằng các nguồn cung thay thế và sử dụng khí đốt dự trữ. Tuy nhiên, nếu khu vực này bị mất nguồn cung từ Nga cho đến mùa Đông và trong một giai đoạn dài hơn, những tác động đến nền kinh tế sẽ là đáng kể.

Các nước châu Âu đã cân nhắc việc cậm vận năng lượng của Nga, đáp trả chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine, trong khi Nga cũng dừng xuất khẩu để phản ứng trước các biện pháp trừng phạt nhằm vào chính phủ nước này.

IMF dự báo tổng thiệt hại nếu mất nguồn cung dầu mỏ và khí đốt của Nga đối với Liên minh châu Âu (EU) là 3% GDP, tùy thuộc vào sự khắc nghiệt của mùa Đông. Ông Kammer kêu gọi các giải pháp nhằm chuẩn bị cho khả năng đó.

Theo ông, không có một lựa chọn duy nhất mang lại hiệu quả cao mà cần có nhiều biện pháp nhỏ để đạt được tác động lớn như tìm kiếm các nguồn cung thay thế như nhiều nước đã bắt tay vào.

Ông Kammer hối thúc các nước trong khu vực thực hiện các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động như giảm mức tiêu thụ để tăng cường dự trữ.

Theo VTV
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Lan sẽ ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào cuối năm

Hà Lan sẽ ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào cuối năm

Chính phủ khẳng định Hà Lan đang tập trung vào việc tiết kiệm năng lượng, các chính sách xanh hơn và nhập khẩu nhiều năng lượng hơn từ các nước khác.
Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga cuối năm nay

Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga cuối năm nay

Chính phủ Đức vừa tuyên bố sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay.
Mỹ có thể hạ thuế đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc

Mỹ có thể hạ thuế đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc

Mỹ được cho là đang đứng trước cơ hội để hành động trong thời điểm lạm phát cao và Trung Quốc đang có những vấn đề lớn về chuỗi cung ứng.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp