5 ông lớn dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục gần 200 tỷ USD

Thứ năm, 09/02/2023 | 17:21 Theo dõi CFĐT trên

Năm công ty dầu mỏ lớn nhất của phương Tây đã thu về tổng lợi nhuận gần 200 tỷ USD vào năm 2022, điều này khiến giới lập pháp của nhiều nước kêu gọi Chính phủ mạnh tay áp thêm thuế đối với lợi nhuận cao bất thường của những ông lớn này.

5 ông lớn dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục gần 200 tỷ USD
5 ông lớn dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục gần 200 tỷ USD

Tập đoàn dầu mỏ TotalEnergies của Pháp hôm thứ Tư đã báo cáo lợi nhuận cả năm là 36,2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Nguyên nhân là bởi giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. 

Tương tự TotalEnergies, các công ty lớn như Exxon Mobil, Chevron, BP và Shell đều ghi nhận mức tăng mạnh về lợi nhuận hàng năm. Riêng lợi nhuận của Exxon là mức cao nhất từ trước đến nay của ngành dầu mỏ phương Tây.

Nhìn chung, tổng lợi nhuận của năm công ty lớn trên là vào khoảng 196,3 tỷ USD, một con số cao hơn nhiều so với sản lượng kinh tế của nhiều quốc gia. 

“Tắm” trong tiền mặt, những đại gia năng lượng này đã sử dụng lợi nhuận cao ngất ngưởng để thưởng cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức cao hơn và các thỏa thuận mua lại cổ phần.

Hôm 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden có nhận định: “Bạn có thể nhận thấy rằng các công ty dầu mỏ lớn vừa báo cáo lợi nhuận kỷ lục. Năm ngoái, họ kiếm được gần 200 tỷ USD giữa lúc thế giới phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng năng lượng”.

Ông Biden cho biết, các doanh nghiệp dầu mỏ của Mỹ đầu tư “quá ít lợi nhuận” để giúp nâng cao sản lượng trong nước và hỗ trợ Chính phủ hạ giá nhiên liệu cho người tiêu dùng.

Do đó, Tổng thống Mỹ đã đề xuất tăng gấp 4 lần thuế đối với việc doanh nghiệp dầu mỏ mua lại cổ phiếu nhằm khuyến khích họ đầu tư vào các dự án dài hạn. Ông khẳng định các công ty này vẫn sẽ kiếm được lợi nhuận “đáng kể”.

Agnès Callamard, tổng thư ký của tổ chức nhân quyền Amnesty International, đã mô tả lợi nhuận khổng lồ của 5 gã khổng lồ ngành dầu mỏ là điều “không thể biện minh được” và là “một thảm hoạ không thể cứu vãn”.

Callamard cho biết: “Hàng tỷ USD lợi nhuận do các tập đoàn dầu mỏ này tạo ra phải được đánh thuế đầy đủ để các Chính phủ có thể giải quyết hiệu quả chi phí sinh hoạt ngày càng tăng đối với hầu hết các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và bảo vệ nhân quyền tốt hơn trước nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu”.

Xem thêm: Nhu cầu dầu của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng vọt

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Song, CEO của các đại gia dầu mỏ đã tìm cách bảo vệ khoản lợi nhuận ngày càng phình to của mình sau khi nhận một loạt chỉ trích từ các nhà vận động môi trường và Chính phủ.

“Suy cho cùng, áp thuế hay không là quyền quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tham gia và cung cấp góc nhìn của mình, để chính phủ thấy rõ thực tế là chúng tôi cần đầu tư hàng tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng...”, CEO Wael Sawan của Shell cho hay.

Nhận xét của ông được đưa ra ngay sau khi Shell báo cáo lợi nhuận hàng năm cao nhất từ ​​trước đến nay là gần 40 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó là 28,4 tỷ USD vào năm 2008.

“Ví dụ, thuế đánh vào lợi nhuận cao bất thường chỉ làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp”, ông nhận định.

Trước đó, CEO của Saudi Aramco, công ty năng lượng lớn nhất thế giới, từng cảnh báo về rủi ro mà các nước phải đối mặt khi cố gắng gây áp lực cho các công ty dầu mỏ thông qua việc doạ áp thuế cao hơn.

Khi được hỏi vào tháng trước rằng liệu đánh thuế lợi nhuận cao bất thường có phải là một ý tưởng tồi hay không, Amin Nasser của Saudi Aramco đã trả lời: “Tôi nghĩ rằng đề xuất đánh thuế sẽ không ích lợi gì. Doanh nghiệp cần đầu tư, cần phát triển kinh doanh vào các dạng năng lượng truyền thống và thay thế. Họ cần được giúp đỡ thay vì gây áp lực”.

Nasser cho biết quá trình chuyển đổi sang các công nghệ tái tạo đòi hỏi đầu tư đáng kể và điều này có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu các công ty phải đối mặt với việc tăng thuế.

Ở diễn biến ngược lại, cựu CEO của BP, John Browne, cho biết, việc các Chính phủ đánh thuế lợi nhuận cao bất thường đối với 5 doanh nghiệp dầu mỏ này là đúng, với điều kiện là các loại thuế được thiết kế chính xác.

Xem thêm: Ấn Độ và Nga sẵn sàng bỏ qua đồng đô la Mỹ trong hợp đồng năng lượng

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
VietBank: Mạnh tay cắt giảm dự phòng rủi ro khi nợ xấu tăng mạnh?

VietBank: Mạnh tay cắt giảm dự phòng rủi ro khi nợ xấu tăng mạnh?

Nợ xấu tăng mạnh, nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp đôi nhưng VietBank (Upcom: VBB) lại mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 4/2022. Với động thái này, nhà băng đang đặt mình vào rủi ro tín dụng.
Lợi nhuận sau thuế tăng cao, REE sắp chi hơn 350 tỷ đồng trả cổ tức

Lợi nhuận sau thuế tăng cao, REE sắp chi hơn 350 tỷ đồng trả cổ tức

CTCP Cơ điện lạnh (HOSE: REE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 bằng bằng tiền theo tỷ lệ 10% vào ngày 1/3 tới đây.
DPM dự kiến chi gần 1.600 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức

DPM dự kiến chi gần 1.600 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức

Mới đây, Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) vừa công bố nghị quyết về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền.
Giao dịch chui cổ phiếu SKG, một cá nhân bị UBCKNN xử phạt

Giao dịch chui cổ phiếu SKG, một cá nhân bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Văn Tiến Tuấn.
Thị trường châu Á tiếp tục trái chiều khi nhà đầu tư cân nhắc rủi ro từ kế hoạch tăng lãi suất

Thị trường châu Á tiếp tục trái chiều khi nhà đầu tư cân nhắc rủi ro từ kế hoạch tăng lãi suất

Các cổ phiếu ở châu Á-Thái Bình Dương kết phiên 9/2 tăng giảm đan xen do giới đầu tư đánh giá những tác động, rủi ro về việc các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất. 
Hôm nay (9/2), Bộ Tài chính phải trình Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp

Hôm nay (9/2), Bộ Tài chính phải trình Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trước ngày 10/2/2023…
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp