Rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt vào năm 2022 có thể là sự đình trệ, chứ không phải tình trạng lạm phát tăng cao.
Rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt vào năm 2022 có thể là sự đình trệ, chứ không phải tình trạng lạm phát tăng cao.
Một báo cáo về triển vọng kinh tế 2022 của Tập đoàn Nomura, dẫn đầu bởi Rob Subbaraman đã nhận định: "Đối với hầu hết các quốc gia, sự thống trị của lạm phát do chi phí đẩy - loại lạm phát tồi tệ có thể bào mòn tỷ suất lợi nhuận, làm xói mòn thu nhập thực tế của các hộ gia đình và có xu hướng tự điều chỉnh khi nhu cầu yếu”.
Các nhà kinh tế cho rằng, hầu hết các nền kinh tế, bao gồm khu vực EU, Anh, Nhật Bản và Trung Quốc, vẫn chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch và hiện chịu ảnh hưởng bởi sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo, tăng trưởng giảm tốc có thể đến từ sự xói mòn lợi nhuận và thu nhập hộ gia đình do lạm phát cao hơn. Tiết kiệm cũng gia tăng trong bối cảnh kinh tế bất ổn và việc chuyển đổi chính sách tài khóa là một lực cản lớn.
Nomura cho rằng nếu lạm phát tại Mỹ tăng cao trong nửa đầu năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất.
Mặc dù đây không phải là kịch bản Nomura dự báo, song đơn vị này nhấn mạnh: "Nếu viễn cảnh này trở thành hiện thực, điều này càng củng cố thêm quan điểm của chúng tôi rằng rủi ro lớn hơn đối với nền kinh tế thế giới vào cuối năm 2022 là sự đình trệ kéo dài chứ không phải lạm phát tăng cao đi kèm với tăng trưởng suy yếu”.
Bên cạnh đó, Nomura cũng dự báo Mỹ sẽ phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2022 yếu hơn nhiều với mức tăng trưởng hàng năm và có thể chỉ dưới 2% trong quý 4/2021, điều này giúp Fed tiếp tục tăng lãi suất dần dần.
Nomura dự báo Ngân hàng Trung ương Châu Âu không tăng lãi suất vào năm tới do lạm phát cuối cùng trở lại mức dưới mục tiêu.
Đồng thời, quá trình tạo đáy kéo dài ở Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục chậm lại xuống còn 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 1/2022.