Kinh tế thế giới đang lặp lại kịch bản suy thoái thập niên 1970s?

Thứ năm, 07/10/2021 | 16:43 Theo dõi CFĐT trên
‘Bóng ma’ suy thoái 1970 đang trỗi dậy và đeo bám nền kinh tế thế giới?
‘Bóng ma’ suy thoái 1970 đang trỗi dậy và đeo bám nền kinh tế thế giới?

Nét tương đồng suy thoái đáng sợ của gần 50 năm trước

Đã gần nửa thế kỷ từ khi OPEC áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ lên Mỹ, thổi bùng lạm phát phi mã và khiến nền kinh tế khốn đốn suốt thời gian dài. Nhưng kiểu lạm phát kèm suy thoái những năm 1970 đang quay trở lại tâm trí của các nhà kinh tế khi thế giới ngày nay vật lộn với lạm phát gia tăng và hoạt động kinh tế đáng thất vọng.

Cảnh báo bóng ma quá khứ hiện về đến từ những nhân vật tiếng tăm, bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers, Giáo sư Kenneth Rogoff của Đại học Harvard và nhà kinh tế Mohamed El-Erian của Đại học Cambridge.

Lạm phát kèm suy thoái là vấn đề đặc biệt hóc búa vì nó kết hợp hai căn bệnh hiếm khi đi cùng với nhau: Giá cả tăng cao và tăng trưởng thấp. Cho đến nay tăng trưởng kinh tế trên phần lớn thế giới vẫn vững chắc và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm. Nhưng cuộc phục hồi dường như đang mất đà, làm dấy lên lo ngại về lạm phát kèm suy thoái.

Covid-19 đã dẫn đến hàng loạt nhà máy ở Đông Nam Á đóng cửa, khiến sản lượng công nghiệp giảm mạnh. Tâm lý người tiêu dùng ở Mỹ cũng chỉ phập phù. 

Trong khi đó, sau một thập kỷ trì trệ, áp lực giá đang lớn lên. Lạm phát đã vượt qua ngưỡng mục tiêu của hầu hết các nước trên thế giới, vượt quá 3% ở khu vực đồng euro và 5% ở Mỹ.

=> Xem thêm: Mỹ: Nỗi lo vỡ nợ đang ngày càng gia tăng

Bức tranh kinh tế chưa bi thảm như tình hình trong thập niên 1970, khi mà lạm phát tại các quốc gia giàu có lên tới hai chữ số. Nhưng điều khiến các nhà kinh tế lo ngại là hàng loạt nguy cơ đang đe dọa giữ cho lạm phát tăng cao ngay cả khi tăng trưởng giảm tốc. Tình huống này rất giống với những yếu tố đằng sau môi trường lạm phát kèm suy thoái gần 50 năm trước.

=> Xem thêm: Những điều cần biết về trần nợ công của Mỹ

Một trong những điểm tương đồng là kinh tế thế giới lần nữa phải chống chọi với cú sốc năng lượng và giá thực phẩm. Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng khoảng 33% chỉ trong một năm qua. Giá than và khí đốt ở châu Á và châu Âu lên đến kỷ lục. Chi phí năng lượng gia tăng sẽ tạo thêm áp lực cho lạm phát và làm u ám thêm tâm lý kinh tế toàn cầu.

Nhiều chi phí khác cũng trên đà tăng: phí vận chuyển nhảy vọt vì nhu cầu mua sắm hàng hóa lớn và tắc nghẽn cảng biển. Người lao động đang ở thế thượng phong so với chủ lao động trong bối cảnh doanh nghiệp chật vật để thuê đủ nhân viên. Ví dụ, các liên đoàn lao động ở Đức đang yêu cầu tăng lương, một số còn tổ chức đình công.

Những người lo sợ còn phát hiện sự tương đồng với quá khứ trong môi trường chính sách kinh tế hiện tại. Trong những năm 1960 và 1970, chính phủ và ngân hàng trung ương bấm bụng chịu đựng lạm phát, ưu tiên tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn là giá cả ổn định.

Nhưng trải nghiệm đau đớn về lạm phát kèm suy thoái đã giúp thay đổi tư duy, sinh ra thế hệ quan chức ngân hàng trung ương kiên quyết kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, quyết tâm này đã nhường chỗ cho lo ngại về thất nghiệp. Lãi suất thấp làm suy yếu kỷ luật tài khóa của các chính phủ và kích hoạt các gói kích thích khổng lồ trong năm 2020.

Các chuyên gia cảnh báo chính phủ và ngân hàng có thể bị cám dỗ bởi việc giải quyết rắc rối của nguồn cung bằng cách khiến nền kinh tế còn nóng hơn nữa, gây ra lạm phát cao và tăng trưởng èo uột.

=> Xem thêm: Các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Chủ tịch Fed đổi mới quan điểm và ủng hộ tiền ảo

Khác biệt lớn lao 

Những năm 1970 đem lại rất ít tham khảo cho những ai muốn hiểu rắc rối hiện tại. Để thấy được điều này, hãy thử xem xét những lĩnh vực không giống với quá khứ.

Những năm 1970 đem lại rất ít hướng dẫn cho những ai muốn hiểu rắc rối hiện tại
Những năm 1970 đem lại rất ít hướng dẫn cho những ai muốn hiểu rắc rối hiện tại

Sau Thế chiến thứ hai, cam kết duy trì nhu cầu của các chính phủ được đáp ứng bằng cách thúc đẩy tăng trưởng năng lực sản xuất. Nhưng đến đầu năm 1970, sự bùng nổ năng suất đã hụt hơi. Thói quen kích thích nhu cầu không giúp mở rộng tiềm năng sản xuất mà thay vào đó đã đẩy giá lên cao. Theo sau đó là quãng thời gian dài tăng trưởng năng suất kém cỏi.

Nhưng kể từ sau hố sâu đại dịch, năng suất đã được cải thiện: Sản lượng mỗi giờ làm việc tại Mỹ tăng khoảng 2% trong 12 tháng tính đến tháng 6/2021, gần gấp đôi tốc độ trung bình của thập niên 2010.

=> Xem thêm: Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm ra sao?

Một điểm khác biệt quan trọng nữa với thập niên 1970 là các ngân hàng trung ương chưa đánh mất ý chí ổn định giá cả.

Tháng trước ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố chắc nịch rằng nếu "lạm phát tăng cao kéo dài trở thành mối lo nghiêm trọng, chúng tôi chắc chắn sẽ phản ứng và sử dụng công cụ để kéo lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%".

Tương tự, chính sách tài khóa cũng có giới hạn. Dự kiến thâm hụt ngân sách trên khắp thế giới sẽ giảm đáng kể vào năm sau.

Vậy điều gì đang chờ đón kinh tế thế giới nếu không phải bản sao của những năm 1970?

Chi phí năng lượng tăng vùn vụt gây rủi ro nghiêm trọng cho cuộc phục hồi. Giá cả leo thang sẽ làm giảm sức mua của các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời tác động đến chi tiêu và sản xuất.

Những mối nguy trên có thể xảy ra đúng lúc chính phủ rút lại các biện pháp kích thích và ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt chính sách. Nhu cầu giảm tốc có thể giảm bớt áp lực lên những lĩnh vực thiếu hụt nguồn cung của nền kinh tế. Ví dụ, một khi phải trả hóa đơn tiền điện cao đột biến, dân Mỹ sẽ ít có khả năng mua ô tô và máy tính hơn trước. Nhưng việc này sẽ tạo ra thêm một khúc nhạc buồn sau gần hai năm Covid-19 đảo lộn cuộc sống mỗi người.

Một thay đổi quan trọng khác của kinh tế toàn cầu là sự hội nhập lớn hơn nhiều thông qua thị trường tài chính và cung ứng. Ví dụ, tỷ trọng của thương mại trong GDP toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ 1970.

Cuộc phục hồi không đồng đều từ đại dịch đã tạo ra căng thẳng dữ dội lên một số mối quan hệ ràng buộc các nền kinh tế với nhau. Các chính phủ hoang mang có thể tích trữ tài nguyên, làm gián đoạn nền kinh tế hơn nữa.

Do đó, kinh nghiệm quá khứ không phải lăng kính tốt nhất để quan sát các lực lượng tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Thế giới đã thay đổi chóng mặt kể từ 1970. Hệ thống kinh tế ngày nay đối mặt với thách thức mới, độc nhất vô nhị.

=> Xem thêm: Lạm phát có thể lặp lại quỹ đạo cuối những năm 1960 khi Fed không thể ghìm cương giá cả 

Theo Economist
Theo VnMedia.vn Copy
Thái Lan dự báo tiếp tục suy thoái kinh tế

Thái Lan dự báo tiếp tục suy thoái kinh tế

Chính trị bất ổn, đại dịch trở lại là 2 nguyên nhân chính khiến Thái Lan gặp khó trong việc phục hồi nền kinh tế vào 2021.
Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm ra sao?

Khủng hoảng trần nợ Mỹ nguy hiểm ra sao?

Nếu vấn đề trần nợ quốc gia của Mỹ không được giải quyết kịp thời, Washington sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa từng có tiền lệ và có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí khủng hoảng tài chính. Trong lúc các nghị sỹ Mỹ tiếp tục tranh cãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, bà Janet Yellen, đã tỏ thái độ hết sức sốt ruột.
Những điều cần biết về trần nợ công của Mỹ

Những điều cần biết về trần nợ công của Mỹ

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong vài tuần nữa và cả hai đảng Dân chủ - Cộng hòa vẫn đang đấu đá nhau về việc nên hay không nên nâng trần nợ công.
Khoa Đào tạo Luật sư vươn tầm cao mới

Khoa Đào tạo Luật sư vươn tầm cao mới

Nhân kỷ niệm 17 năm thành lập, ngày 05/10/2021, Khoa Đào tạo Luật sư tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề Vươn tầm cao mới.
Việt Nam là 'chủ nợ' lớn thứ 32 của Mỹ với khoản nợ 39,2 tỷ USD

Việt Nam là 'chủ nợ' lớn thứ 32 của Mỹ với khoản nợ 39,2 tỷ USD

Mới đây, trang Statista vừa cập nhật bảng danh sách “Major foreign holders of U.S. treasury securities as of June 2021” để công bố về những món nợ khổng lồ mà nước Mỹ đang gánh. Trong đó, Việt Nam hiện đang đứng thứ 32 trong tổng số 50 quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Bộ GTVT đề xuất khai thác các chuyến bay nội địa đi/đến Nội Bài từ 10/10

Bộ GTVT đề xuất khai thác các chuyến bay nội địa đi/đến Nội Bài từ 10/10

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề xuất kế hoạch khai thác tạm thời các đường bay nội địa thường lệ đi và đến sân bay Nội Bài.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp