Mới đây, trang Statista vừa cập nhật bảng danh sách “Major foreign holders of U.S. treasury securities as of June 2021” để công bố về những món nợ khổng lồ mà nước Mỹ đang gánh. Trong đó, Việt Nam hiện đang đứng thứ 32 trong tổng số 50 quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Theo Statista, Việt Nam đang nắm giữ 39,2 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Số nợ Mỹ do “ta cho vay” tăng lên gấp 6 lần trong giai đoạn từ đầu năm 2012 đến nay. Việt Nam hiện đang đứng thứ 32 trong tổng số 50 quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu của nước này do nước ngoài nắm giữ trong tháng 6/2021 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 trong bối cảnh nhu cầu chung đã kéo lợi suất xuống.
Những người nắm giữ chính sở hữu 7.202 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 6, tăng so với mức 7.135 tỷ USD trong tháng 5. Lượng nắm giữ của nước ngoài cao kỷ lục thứ hai từ trước tới nay. Trong tháng 6, có 67 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ đã được mua, mức cao nhất trong một năm.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, việc Việt Nam cho Mỹ vay bao nhiêu thể hiện sức mạnh của Việt Nam nhiều hơn là gánh nặng nợ của Mỹ. Nhờ vị thế đồng tiền thanh toán chính cùng hệ thống kinh tế chính trị ổn định, đồng USD của Mỹ từ lâu đã là đồng tiền dự trữ chính trên thế giới.
Thực tế, việc Mỹ “nợ” Việt Nam 39,2 tỷ USD chính là con số phản ánh số trái phiếu chính phủ Mỹ mà Việt Nam nắm giữ, hiện đang lưu ký tại các ngân hàng đặt tại Mỹ. Đây được xem là ngoại hối của Việt Nam.
Và con số 39 tỷ USD kia không phải là toàn bộ dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Con số này chỉ chiếm khoảng gần 40% tổng số ngoại hối mà Việt Nam đang nắm giữ. Phần dự trữ ngoại hối còn lại có thể dưới ba dạng sau:
Thứ nhất, trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dưới 10 năm. Bộ Tài chính Mỹ không có con số thống kê này cho Việt Nam.
Thứ hai, dự trữ ngoại hối không phải bằng đồng USD, như vàng, euro, yên Nhật.
Thứ ba, trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc các kỳ hạn dài, nhưng Việt Nam lưu ký ở chỗ khác. Thực tế, phần lớn khối lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do Bỉ nắm giữ thực tế là của Trung Quốc, do nước này có mở một tài khoản lưu ký tại Bỉ.
Theo báo cáo cập nhật vào tháng 3/2021 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ trong năm 2020 và dự báo tiếp tục vượt xa mốc 100 tỷ USD trong năm 2021.
Dữ liệu của IMF cho thấy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối năm 2020 đã đạt 94,8 tỷ USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016. Và theo dự báo của tổ chức này, quy mô đó sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021 với dự kiến đạt 113,7 tỷ USD.
Những con số ngoại hối, hay là “số nợ” mà Việt Nam cho Mỹ “mượn” ngày càng lớn dần qua từng năm chứng tỏ vị thế tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, theo các chuyên gia, nguồn dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao chứng tỏ Việt Nam có nguồn lực cho đà tăng trưởng mới.
Theo Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ, các quốc gia nước ngoài nắm giữ tổng cộng 7,03 nghìn tỷ USD trong chứng khoán kho bạc của Mỹ tính đến tháng 6/2021. Trong tổng số 7,2 nghìn tỷ USD do nước ngoài nắm giữ, Nhật Bản và Trung Quốc Đại lục nắm giữ phần lớn nhất. Trung Quốc nắm giữ 1,1 nghìn tỷ USD trong chứng khoán của Mỹ. Nhật Bản nắm giữ trị giá 1,28 nghìn tỷ USD. Các chủ sở hữu nước ngoài khác bao gồm các nước xuất khẩu dầu mỏ và các trung tâm ngân hàng Caribe.
Năm 2020, Mỹ có tổng nợ quốc gia công là 26,95 nghìn tỷ USD, một con số đang tăng đều đặn, đặc biệt là kể từ năm 2008. Năm 2019, tổng chi phí lãi vay đối với các khoản nợ công của Mỹ đạt 404 tỷ USD, trong khi 170 tỷ USD chi phí lãi vay là nợ nội chính phủ. Tổng chi tiêu của Chính phủ Mỹ là 4,45 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Đến năm 2025, chi tiêu sẽ đạt 5,45 nghìn tỷ USD.
Nếu vấn đề trần nợ quốc gia của Mỹ không được giải quyết kịp thời, Washington sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ chưa từng có tiền lệ và có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế, thậm chí khủng hoảng tài chính. Trong lúc các nghị sỹ Mỹ tiếp tục tranh cãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, bà Janet Yellen, đã tỏ thái độ hết sức sốt ruột.
Nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong vài tuần nữa và cả hai đảng Dân chủ - Cộng hòa vẫn đang đấu đá nhau về việc nên hay không nên nâng trần nợ công.
Một số thành viên Quốc hội Mỹ đã gửi thư tới Chủ tịch Fed Jerome Powell yêu cầu làm rõ thông tin về quá trình nghiên cứu, ban hành các quy định thống nhất về tiền ảo, đồng thời cho rằng nên ủng hộ cho sự đổi mới.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 7/10, bao gồm: DRC, VHM, DXG, VCI.
Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.