Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng nguyên liệu của Việt Nam có bị gián đoạn?

Thứ tư, 06/10/2021 | 12:14 Theo dõi CFĐT trên

Thiếu hụt nguồn điện tại Trung Quốc khiến các nhà máy phải cắt giảm sản lượng, đặt ra rủi ro mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn dĩ đã có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại Việt Nam, thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ chịu tác động như thế nào từ tình trạng này?

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng nguyên liệu của Việt Nam có bị gián đoạn?
Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng nguyên liệu của Việt Nam có bị gián đoạn?

Thiếu điện tại Trung Quốc khiến sản xuất bị thu hẹp

Các nhà máy ở Trung Quốc đang lâm vào tình cảnh khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt với tình trạng nguồn cấp điện ngày càng trở nên khan hiếm.

Nhiều xí nghiệp nhiệt điện than của Trung Quốc đang lao đao vì giá than cao kỷ lục, khiến việc sản xuất điện không có lãi. Điều này không chỉ đe dọa cuộc sống người dân Trung Quốc khi mùa đông cận kề mà còn đẩy ngành công nghiệp sản xuất của nước này vào bờ vực suy thoái.

Một cuộc khảo sát Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố vào ngày 30/9 cho thấy chỉ số quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 9 là 49,6, giảm so với mức 50,1 của tháng 8. Theo thang PMI, mốc điểm dưới 50 cho thấy sự suy thoái trong hoạt động sản xuất.

Thiếu điện tại Trung Quốc khiến sản xuất bị thu hẹp
Thiếu điện tại Trung Quốc khiến sản xuất bị thu hẹp

PMI là chỉ số đo lường năng lực kinh tế của ngành sản xuất. Khảo sát PMI được thực hiện dựa trên việc theo dõi lượng truy vấn về sản xuất, số đơn đặt hàng, hàng tồn kho, vị trí lao động và giá cả.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến sự thu hẹp hoạt động sản xuất sau 18 tháng tăng trưởng liên tục, theo MarketWatch.

=> Xem thêm: Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Hiệu ứng dây chuyền từ giá than tăng cao

Sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã thúc đẩy phần lớn sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong năm 2021, đồng thời tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, quá trình đó đòi hỏi một nguồn năng lượng đáng kể, chủ yếu đến từ lượng than khổng lồ mà Trung Quốc tiêu thụ. Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc bắt đầu xảy ra vào tháng 6 và nhanh chóng chuyển biến xấu đi khi giá than tăng cao.

Hiệu ứng dây chuyền từ giá than tăng cao
Hiệu ứng dây chuyền từ giá than tăng cao

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng đã buộc các nhà máy phải cắt giảm sản xuất. Sự thu hẹp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc và có thể đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu đến bờ vực sụp đổ, hãng tin CNN nhận định.

Những công ty ở vùng trung tâm công nghiệp của Trung Quốc đã được yêu cầu hạn chế tiêu thụ năng lượng để giảm nhu cầu về điện, truyền thông nước này đưa tin.

Trước tình cảnh thiếu hụt năng lượng, vào cuối tháng 9, Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ “dốc toàn lực để đấu tranh với cuộc chiến cung cấp điện”, nỗ lực đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Đối mặt với cơn khủng hoảng năng lượng, giới chức Trung Quốc ngày 29/9 tuyên bố sẽ nhập khẩu nhiều than hơn và điều chỉnh giá điện dựa theo cung - cầu của thị trường, theo South China Morning Post.

Kể từ tháng 1, giá than, được sử dụng để sản xuất điện, đã tăng gần 2/3, từ khoảng 104 USD/tấn lên xấp xỉ 170 USD/tấn, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung hạn chế.

=> Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng: Vấn đề của toàn cầu hay chỉ là cục bộ ở một số nước?

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc có tác động đến nhà sản xuất Việt Nam?

 Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc có tác động đến nhà sản xuất Việt Nam?
 Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc có tác động đến nhà sản xuất Việt Nam?

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, trên thực tế giá một số nguyên liệu đầu vào cho ngành điện cũng như việc cắt giảm khí thải của Trung Quốc đã gây ra việc thiếu điện dẫn đến một số ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có các sản phẩm về nguyên liệu cung ứng đầu ra cho thị trường cũng bị giảm sút.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương chưa ghi nhận việc các doanh nghiệp trong nước phản ánh thiếu nguyên liệu đầu vào.

Ông Nguyễn Ngọc Thành chia sẻ, nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát lần đầu vào năm 2020. Việc đứt gãy nguồn cung nguyên liệu đầu vào từ dệt may, da giày cũng như các sản phẩm cung cấp cho ngành công nghiệp nặng cũng đã được các doanh nghiệp có kinh nghiệm ứng phó và dần thích nghi.

Bên cạnh đó, với lần tái dịch bệnh lần 3, 4 diễn ra trong thời gian qua, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước cũng từ đó bị giảm sút, thậm chí có những doanh nghiệp của 19 tỉnh phía Nam phải dừng hoạt động. 

Chính vì vậy, nhu cầu nguyên liệu đầu vào hiện nay chúng ta chưa thấy rõ sự thiếu hụt và các doanh nghiệp cũng chưa đề cập đến vấn đề này.

"Về lâu dài, một số mặt hàng, chẳng hạn như mặt hàng thép trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được như thép xây dựng, chúng ta không lo ngại về vấn đề lệ thuộc vào các nước bạn. Một số ngành khác với những biến động ngắn hạn như vừa qua từ phía Trung Quốc thì trong thời điểm này cũng chưa thể đánh giá việc ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu vào của Việt Nam", Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc Thành khẳng định.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su nhựa TP. HCM, cho biết 80% nguyên liệu của ngành cao su nhựa nhập từ Trung Quốc. Trong ngắn hạn, việc thiếu điện từ Trung Quốc chưa ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nguyên liệu trong nước do hàng tồn vẫn còn và các đơn hàng đặt mua trước 2-3 tháng vẫn đang trên đường cập cảng với giá chưa tăng.

"Nhưng hiện đã có một số nhà cung cấp thông báo sẽ tăng giá 5-10% so với giá cũ cho các đơn hàng mua từ giờ đến hết quý VI, nên tình huống vừa thiếu nguyên liệu vừa chịu giá cao là khó tránh", ông Quốc Anh cho hay.

Cũng theo Hội Cao su nhựa TP. HCM, với tình hình tăng giá từ nhà cung cấp Trung Quốc, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận vì nếu thay đổi nguồn cung sang các thị trường như Mỹ hay châu Âu thì giá cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

Còn với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho hay tình trạng thiếu điện của Trung Quốc sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may nhưng tỷ lệ không nhiều.

"Với khoảng 45% nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ... Việc thiếu điện của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng nguyên liệu mà doanh nghiệp Việt Nam đã ký cũng như thời gian giao hàng với tỷ lệ khoảng 10-15% nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra, nguồn nguyên liệu vốn nhập khẩu để sản xuất các đơn hàng trong các tháng trước vẫn còn tồn đọng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên trong các tháng cuối năm, vấn đề nguồn nguyên liệu cũng không quá khó khăn với ngành dệt may", ông Giang chia sẻ.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Treo biển 'Về ăn cơm', cửa hàng xăng dầu bị xử phạt 10 triệu đồng

Treo biển "Về ăn cơm", cửa hàng xăng dầu bị xử phạt 10 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Hòa Bình đang hoàn thiện hồ sơ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 10.000.000đ đối với Cửa hàng xăng dầu Minh Quang thuộc Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Phú Hưng.
9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng mạnh

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 483,2 tỷ USD, tăng mạnh 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Thông tin Tập đoàn Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam là không chính xác

Thông tin Tập đoàn Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam là không chính xác

Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia.
'Hoàng Tử Gió' tử vong trong một căn hộ chung cư ở Hà Nội

'Hoàng Tử Gió' tử vong trong một căn hộ chung cư ở Hà Nội

"Hoàng Tử Gió" tên thật là Hoàng Đức Nhân, được biết đến với biệt danh "giang hồ mạng", vừa được phát hiện tử vong trong một căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Netflix mạnh tay rót tiền vào nội dung tiếng Hàn, 'Squid Game' bất ngờ trở thành hiện tượng toàn cầu

Netflix mạnh tay rót tiền vào nội dung tiếng Hàn, 'Squid Game' bất ngờ trở thành hiện tượng toàn cầu

Netflix bắt đầu sản xuất nội dung phim Hàn Quốc từ năm 2016 và số tiền đầu tư vào thị trường này không ngừng tăng lên. Ra mắt vào ngày 17/9, "Squid Game" nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn cầu.
Jeff Bezos rót vốn vào sàn thương mại điện tử của Indonesia

Jeff Bezos rót vốn vào sàn thương mại điện tử của Indonesia

Sau 1,5 năm hoạt động, startup thương mại điện tử Ula của Indonesia vừa huy động được hơn 30 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, trong đó có Jeff Bezos.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp