Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Thứ ba, 28/09/2021 | 16:17 Theo dõi CFĐT trên

Các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc chịu thêm gánh nặng vì thiếu điện trong lúc đã phải đương đầu với hàng loạt vấn đề của chuỗi cung ứng. Sự gián đoạn sẽ có tác động không nhỏ đến thời gian giao hàng.

Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, cú sốc năng lượng đã tới
Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, cú sốc năng lượng đã tới

Trung Quốc, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới buộc phải tiết kiệm năng lượng bằng cắt giảm sản lượng.

Sự gián đoạn xảy ra đúng lúc các nhà sản xuất và hãng vận tải phải chạy đua để đáp ứng nhu cầu cho mùa mua sắm cuối năm. Cùng lúc, chuỗi cung ứng thế giới đã bị xáo trộn bởi giá nguyên liệu thô tăng vọt, chậm trễ kéo dài tại cảng biển và thiếu thốn cointainer vận chuyển.

Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo những biện pháp nghiêm khắc để cắt giảm điện tiêu thụ sẽ làm giảm mạnh sản lượng tại những trung tâm kinh tế như Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông và có thể đẩy giá cả lên cao. Ba tỉnh này đóng góp tới gần 1/3 GDP của Trung Quốc.

Hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc Đại lục đang hạn chế tiêu thụ điện
Hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc Đại lục đang hạn chế tiêu thụ điện

Các chính quyền địa phương đang ra lệnh cắt điện nhằm cố gắng đạt chỉ tiêu cắt giảm cường độ năng lượng và khí thải. Một số thì thực sự đối mặt với tình trạng thiếu điện.

Ông Clark Feng, Giám đốc kinh doanh của công ty Vita Leisurei, cho biết biện pháp hạn chế điện ở tỉnh Chiết Giang đã giáng đòn đau vào việc kinh doanh. Các nhà sản xuất vải phải hoãn sản xuất đã bắt đầu tăng giá và tạm ngừng nhận đơn đặt hàng quốc tế mới.

Ông Feng phàn nàn: "Chúng tôi đang gặp khó trong việc vận chuyển hàng ra quốc tế. Với việc hạn chế công suất, mọi chuyện chắc chắn sẽ rối tung lên. Chúng tôi đã phải đương đầu với quá nhiều yếu tố không chắc chắn, và giờ thì lại thêm một rắc rối khác. Việc giao đơn hàng sẽ càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là cho mùa nghỉ lễ".

Yiwu Huading, nhà sản xuất nylon từ vải tổng hợp ở Chiết Giang, đã đình chỉ một nửa công suất sản xuất kể từ ngày 25/9 theo lệnh của chính quyền địa phương về cắt giảm tiêu thụ điện. Công ty dự kiến nối lại sản xuất kể từ ngày 1/10 và sẽ tìm cách tối thiểu hóa tác động của việc đóng cửa.

Chủ đề nóng

Rắc rối năng lượng xảy đến sau khi gián đoạn về cảng biển ở Trung Quốc lan ra khắp chuỗi cung ứng toàn cầu. Cảng Ninh Ba, một trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới, phải đóng cửa một phần suốt vài tuần trong tháng trước vì chùm ca bệnh Covid-19. Cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến cũng bị đóng trong tháng 5.

Khủng hoảng năng lượng sẽ đè nặng lên Trung Quốc vào thời điểm mà nền kinh tế này đã chậm lại vì biện pháp chống dịch và hạn chế nghiêm ngặt đối với ngành bất động sản.

Nomura, China International Capital và Morgan Stanley đều đã hạ dự báo tăng trưởng GDP hoặc cảnh báo tăng trưởng giảm sút vì gián đoạn năng lượng.

Ông Lu Ting, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura nhận xét: "Các thị trường toàn cầu sẽ cảm nhận sự phiền toái từ thiếu hụt nguồn cung một loạt hàng hóa, từ dệt may, đồ chơi đến linh kiện máy móc. Chủ đề nóng nhất về Trung Quốc sẽ sớm chuyển từ "Evergrande" sang "thiếu thốn năng lượng"".

Các nhà chức trách đang theo dõi sự gián đoạn. Bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo (People's Daily) cuối tuần trước viết rằng tình trạng thiếu hụt sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá hàng hóa cho người tiêu dùng Trung Quốc. Đài truyền hình CCTV đưa tin chính quyền tỉnh Liêu Ninh đã kêu gọi các cơ quan quản lý địa phương ngăn chặn việc cắt điện ảnh hưởng đến sản xuất và dân cư.

Hôm 27/9, tập đoàn lưới điện State Grid cam kết sẽ đảm bảo cố gắng hết sức để tránh cắt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.

Giới phân tích cho rằng tình trạng thiếu điện chắc chắn sẽ ảnh hưởng từ các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép đến các ngành hạ nguồn. Cuối tuần trước, cơ quan quản lý năng lượng tỉnh Quảng Đông đã ra thông báo thực hiện cắt giảm năng lượng trên quy mô lớn đối với các nhà máy.

Ông Hao Hong, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Bocom Internation nói với: "Không ai biết đến khi nào tắc nghẽn chuỗi cung ứng mới được tháo gỡ. Nhưng tình hình khiến cho mùa đông năm nay có vẻ rất đáng ngại".

Ông Chen Yubing, Giám đốc công ty xuất khẩu vải nylon Suzhou Berya Textile Technology tại Tô Châu cho biết công ty của ông đã phải chịu "tổn thất lớn" do ngừng hoạt động. Bắt đầu từ tháng 9, dây chuyền sản xuất của công ty chỉ được phép hoạt động ba ngày một tuần. Lệnh mới công bố ngày 27/9 đồng nghĩa với việc công ty chỉ được phép sản xuất cách ngày một.

Một nửa doanh số của Suzhou Berya Textile Technology đến từ khách hàng ngoại quốc. Ông Chen cho biết: "Từ trước chúng tôi đã gặp vấn đề trong việc giao một số đơn đặt hàng. Giờ đây tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chờ đợi và thương lượng với khách".

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm phát khí thải

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt nhà máy để giảm phát khí thải

Hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng để giảm lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhiều ngành hàng tiêu dùng tiếp tục tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định EVFTA

Nhiều ngành hàng tiêu dùng tiếp tục tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định EVFTA

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, quý II/2021 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 14,02 tỷ USD, tăng 2,8% so với quý I/2021 và tăng 21,8% so với quý II/2020.
Khủng hoảng thiếu điện, cú sốc kinh tế Trung Quốc sau 'bom nợ' Evergrande

Khủng hoảng thiếu điện, cú sốc kinh tế Trung Quốc sau 'bom nợ' Evergrande

Cú sốc do "bom nợ" Evergrande gây ra còn chưa hạ nhiệt thì mới đây, Trung Quốc lại phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới: Thiếu điện trên diện rộng.
Eurowindow khuyến mãi lớn, tặng quà khủng trong CT “Tân trang cửa nhà – Nhận quà sức khỏe”

Eurowindow khuyến mãi lớn, tặng quà khủng trong CT “Tân trang cửa nhà – Nhận quà sức khỏe”

Từ ngày 01/10/2021 – 30/11/2021, Eurowindow triển khai chương trình khuyến mãi “Tân trang cửa nhà – Nhận quà sức khỏe”, giảm ngay 15% giá trị hợp đồng cho khách hàng lắp đặt sản phẩm cho công trình nhà riêng, đồng thời tặng voucher ưu đãi 15% cùng nhiều phần quà giá trị, nâng cao sức khỏe cho các gia đình.
Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Nội dung về mô hình này

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Nội dung về mô hình này

Mô hình hai đỉnh (tiếng Anh: Double Top) là một mô hình trong phân tích kĩ thuật chứng khoán được hình thành trong một xu hướng tăng giá tạo hai đỉnh liền kề với mức giá gần giống nhau, phần đáy trung tâm nằm trên đường viền cổ (neckline) thể hiện mức hỗ trợ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp