Khủng hoảng thiếu điện, cú sốc kinh tế Trung Quốc sau 'bom nợ' Evergrande

Thứ hai, 27/09/2021 | 12:41 Theo dõi CFĐT trên
Khủng hoảng thiếu điện, cú sốc kinh tế Trung Quốc sau 'bom nợ' Evergrande
Khủng hoảng thiếu điện, cú sốc kinh tế Trung Quốc sau 'bom nợ' Evergrande

Công nghiệp trì trệ vì thiếu điện

Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế việc tiêu thụ điện trong nước do nhu cầu điện năng, giá than đá và khí đốt tăng quá cao. Hơn nữa, Bắc Kinh còn đang đặt một mục tiêu rất tham vọng là giảm phát thải khí nhà kính.

Nạn nhân đầu tiên của các quy định mới là những ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế tỷ dân. Từ các nhà máy luyện nhôm đến nhà máy dệt may và nhà máy chế biến đậu nành, tất cả đều phải giảm quy mô hoạt động hoặc trong một số trường hợp, phải đóng cửa hoàn toàn.

Gần một nửa trong 23 tỉnh, thành của Trung Quốc đã không hoàn thành các mục tiêu về sử dụng điện năng và hiện đang phải chịu áp lực hạn chế tiêu thụ năng lượng.

Một số tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông – bộ ba trung tâm công nghiệp chiếm gần một phần ba sản lượng nền kinh tế Trung Quốc.

Yunnan Aluminium, một công ty luyện kim trị giá 9 tỷ USD của tỉnh Vân Nam, phải giảm sản lượng nhôm do áp lực từ Bắc Kinh. Trong khi đó, các nhà máy xay xát đậu nành để chế biến dầu ăn và thức ăn gia súc ở thành phố Thiên Tân đã bị yêu cầu đóng cửa trong tuần này.

Ở Giang Tô, một tỉnh gần Thượng Hải với nền kinh tế tương đương quy mô của Canada, các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố đã tắt đèn đường. Ở tỉnh Chiết Giang gần đó, khoảng 160 công ty tiêu thụ nhiều điện năng đã phải đóng cửa. Tại tỉnh Liêu Ninh ở phía bắc Trung Quốc, 14 thành phố đã ra lệnh cắt điện khẩn cấp.

Công nghiệp trì trệ vì thiếu điện
Công nghiệp trì trệ vì thiếu điện

Tại ngày 26/9, các nhà cung ứng của Apple và Tesla đã tạm ngừng sản xuất tại một số địa điểm. Khu phức hợp nhà máy của Foxconn ở thành phố Long Hoa, Quán Lan (tỉnh Quảng Đông), Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây) và Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) hiện chưa bị ảnh hưởng.

Một số công ty nhỏ hơn đã bắt đầu thông báo với sàn giao dịch chứng khoán về yêu cầu hạn chế tiêu thụ điện hoặc tạm ngừng hoạt động do Bắc Kinh đưa ra.

Các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài có thể phớt lờ thông tin này, nhưng hậu quả tiềm tàng là nguồn cung của nhiều hàng hóa từ dệt may đến linh kiện điện tử đều có nguy cơ bị thiếu hụt. Nếu vậy, chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy hơn nữa và ăn mòn vào lợi nhuận của các công ty đa quốc gia.

"Giữa lúc thị trường tập trung chú ý vào Evergrande và những hạn chế chưa từng có của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản, một cú sốc lớn khác từ phía nguồn cung năng lượng có thể bị đánh giá thấp hoặc bị bỏ qua", nhóm nhà phân tích của Nomura Holding cảnh báo.

Cuộc khủng hoảng điện năng ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc, vốn có thể bị lu mờ bởi nguy cơ vỡ nợ của Evergrande, là một minh chứng khác cho tình trạng eo họp nguồn cung năng lượng trên toàn cầu. Hiện tại, thị trường châu Âu cũng đang bị nhấn chìm bởi những nỗi lo thiếu điện và khí đốt.

Trong bối cảnh kinh tế khởi sắc từ đại dịch Covid-19, nhu cầu điện năng của các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng cao, trong khi tổng vốn đầu tư của các nhà khai thác than đá và khí đốt lại sụt giảm, gây ảnh hưởng đến sản lượng điện nói chung.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng điện năng của Trung Quốc một phần cũng do chính phủ tự tạo ra. Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng mang đến một bầu trời trong xanh tại Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau, cũng như cho cộng đồng quốc tế thấy rằng ông nghiêm túc trong việc giảm phát thải khí CO2.

Giờ đây, đất nước tỷ dân đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng than và khí đốt trong mùa đông tới. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng phải điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng trong những tháng lạnh hơn. Song, nước này chưa bao giờ gặp phải tình trạng giá nhiên liệu hóa thạch tăng nóng như hiện tại.

Giá than, khí đốt gây sốc

Giá than, khí đốt gây sốc
Giá than, khí đốt gây sốc

Trong tháng qua, giá than nhiệt giao sau của Trung Quốc đã tăng hơn 4 lần, liên tục xô đổ kỷ lục do lo ngại về mức độ an toàn của các mỏ khai thác trong nước cũng như do các lệnh hạn chế sản lượng để kiểm soát chất lượng môi trường.

Hơn nữa, xu hướng nhảy vọt của than nhiệt còn xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục cấm nhập khẩu than của nhà cung ứng hàng đầu là Australia. Ở diễn biến khác, giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á cũng leo lên mức khá cao khi các nước cạnh tranh trả giá mua hàng vì nguồn cung đang nhanh chóng cạn kiệt.

Trong những đợt cao điểm tiêu thụ điện vào mùa đông trước đây ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel để bổ sung nguồn cung.

Năm nay, rủi ro là các chính sách của Bắc Kinh đang kìm chân ngành năng lượng, khiến doanh nghiệp khó có thể tăng sản lượng điện để đáp ứng nhu cầu lớn, ông Zeng Hao, chiến lược gia trưởng tại hãng tư vấn Shanxi Jingzheng Energy, cho hay.

Nhà phân tích Ting Lu của Nomura nói thêm: "Các biện pháp hạn chế tiêu thụ điện của Trung Quốc sẽ gây ra phản ứng dây chuyền và tác động tới thị trường toàn cầu. Sớm thôi, thế giới sẽ cảm thấy sự thiếu hụt nguồn cung hàng dệt may, đồ chơi, linh kiện máy móc,…"

Ngoài ra, chính sách tiêu thụ điện của chính quyền ông Tập còn là một mối đe dọa mới đối với nền kinh tế tỷ dân, vốn đang phải đối mặt với nhiều áp lực sau khi phục hồi theo mô hình chữ V trong năm qua.

Cùng với cuộc cạnh tranh mua khí đốt với châu Âu, các lệnh hạn chế sử dụng điện đang đặt ra một thách thức cho các nhà hoạch định chính sách: làm sao để theo đuổi các mục tiêu môi trường mà không làm tổn hại nền kinh tế còn đang khá mỏng manh. Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 ở mức 6%, sau khi ghi nhận tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ở mức 12,7%.

Ông Larry Hu, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie, nhận định: "Dường như các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng chững lại trong nửa cuối năm nay để hoàn thành mục tiêu giảm phát thải carbon".

"Bắc Kinh có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức 6%, song tham vọng cắt giảm phát thải khí nhà kính là rất khó vì tăng trưởng trong nửa đầu năm quá mạnh", ông Hu giải thích.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Vì sao khủng hoảng Evergrande không đủ sức làm chao đảo kinh tế toàn cầu như Lehman Brothers?

Vì sao khủng hoảng Evergrande không đủ sức làm chao đảo kinh tế toàn cầu như Lehman Brothers?

Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng nợ của công ty bất động sản Trung Quốc Evergrande không có khả năng gây ra hậu quả tương tự như sự sụp đổ của đại gia ngân hàng Mỹ Lehman Brothers cách đây 13 năm.
Giá khí đốt cao kỷ lục, khủng hoảng lan tới ngành công nghiệp nặng như thép và xi măng

Giá khí đốt cao kỷ lục, khủng hoảng lan tới ngành công nghiệp nặng như thép và xi măng

Giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục trên toàn thế giới đã buộc nhiều công ty công nghiệp nặng phải cắt giảm sản lượng, dẫn đến sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Evergrande nhen nhóm nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Evergrande nhen nhóm nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

“Bài kiểm tra” đầu tiên trong cuộc khủng hoảng nợ Evergrande sẽ đến vào ngày 23/9, khi “gã khổng lồ” địa ốc đang lảo đảo của Trung Quốc đến hạn thanh toán tiền lãi trái phiếu.
Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới gần 50 ha

Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới gần 50 ha

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Quảng Minh, xã Quảng Minh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/500).
Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,5% trong năm 2022

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,5% trong năm 2022

Với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2 năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc-xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho năm 2022 là 6,5%.
Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Việc tạm dừng nhà máy tại Việt Nam đang gây khó khăn không nhỏ cho Nike, điều có thể khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang những khu vực khác tại châu Á.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp