Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6,5% trong năm 2022

Chủ nhật, 26/09/2021 | 14:23 Theo dõi CFĐT trên

Với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2 năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc-xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho năm 2022 là 6,5%.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng GDP Việt Nam đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, được hỗ trợ phần lớn bởi mở rộng thương mại. Nhưng đợt bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 trong tháng 4 đã thắt chặt nguồn cung lao động, hạ thấp sản lượng công nghiệp và làm gián đoạn chuỗi giá trị nông nghiệp. 

Cũng theo ADB, tăng trưởng được dự báo ở mức 3,8% trong năm nay và 6,5% trong năm 2022. Lạm phát sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022, với tỉ lệ thấp hơn các tỉ lệ dự báo trước đó. 

Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021 của ADB, việc kéo dài giãn cách xã hội ở các thành phố lớn sẽ tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung lao động, gây tổn hại đặc biệt đến các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và làm giảm sản lượng.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng xuống dưới mức 50 từ tháng 6 đến tháng 8, báo hiệu sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, tăng trưởng công nghiệp dự báo sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019. 

Nhu cầu ngày càng tăng đối với các giao dịch trực tuyến và chăm sóc sức khỏe sẽ duy trì sự tăng trưởng của các dịch vụ tài chính và y tế.

Tuy nhiên, việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế đi lại sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch, làm giảm tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ từ mức 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay. 

Nhu cầu tín dụng cho đến nay vẫn giảm trong năm 2021 do đại dịch làm gián đoạn sản xuất và kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ chậm lại ở mức 10% - 11% trong năm nay, thấp hơn chỉ tiêu 12%.

“Vào tháng 9, Ngân hàng Nhà nước - ngân hàng trung ương của Việt Nam - đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng gia hạn các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng thông qua tái cơ cấu nợ và duy trì phân loại nợ, miễn hoặc giảm lãi suất các khoản vay hiện có, và cho vay ưu đãi đến ngày 30/6/2022. Cầu tín dụng sẽ được cải thiện trong năm 2022, khi các hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường”, ADB cho hay. 

Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021 của ADB cũng cho biết, sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường nước ngoài chính của Việt Nam, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ, sẽ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt đối với hàng dệt, may và giày dép, điện tử và điện thoại di động.

Nhưng việc đóng cửa các trung tâm công nghiệp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hạn chế năng lực sản xuất, dẫn đến việc chuyển đơn hàng sang các nước khác. 18% công ty châu Âu kinh doanh tại Việt Nam đã làm vậy trong tháng 7 và tháng 8. Dù dòng vốn và giải ngân FDI tăng nhẹ trong tháng 7 và tháng 8, sẽ khó có thể tiếp tục tăng trong những tháng còn lại của năm do các nhà máy đóng cửa và thiếu lao động. 

Vì tất cả các yếu tố này, ADB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2021 từ mức dự báo 6,7% xuống 3,8%. Với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2 năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc-xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng cho năm sau được điều chỉnh thành 6,5%, vẫn thấp hơn so với dự báo trước đó. 

Dự báo tỷ lệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm đã đẩy tỷ lệ này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% vào năm 2022 khi tăng trưởng tăng tốc. 

ADB nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn còn thách thức. Nguy cơ chính đối với triển vọng phát triển là một đợt bùng phát COVID-19 kéo dài nếu tỷ lệ tiêm phòng tăng không đáng kể.

Do vắc-xin chưa đến Việt Nam đủ nhanh nên nỗ lực của Chính phủ để bắt đầu sản xuất vắc-xin COVID-19 trong nước trong năm 2021, kết hợp với tăng cường mua vắc-xin từ các nguồn bên ngoài, sẽ là yếu tố quan trọng để Việt Nam ngăn chặn cuộc khủng hoảng về y tế do đại dịch gây ra. 

“Triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau cũng sẽ phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực thực phẩm và tiền mặt, cho những người bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát đại dịch. Nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm 2022. Cắt giảm gánh nặng hành chính không cần thiết và thực hiện số hóa các thủ tục của chính phủ rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn đại dịch và hỗ trợ phục hồi trong năm nay và năm sau”, Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021 của ADB nhấn mạnh.

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chạm đỉnh 4 năm sau cú sốc năm 2018

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chạm đỉnh 4 năm sau cú sốc năm 2018

Giá cà phê xuất khẩu tháng đạt đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất sau cuộc khủng hoảng dư cung năm 2018. Nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.
Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá ở khu vực miền Bắc, miền Trung

Đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá ở khu vực miền Bắc, miền Trung

Theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương khu vực miền Bắc, Miền Trung, thị trường hàng hoá trên địa bàn TP Hà Nội tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến.
Giá xăng dầu tiếp tục tăng, E5RON92 lên gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục tăng, E5RON92 lên gần 21.000 đồng/lít

Kể từ 15h chiều nay (25/9), giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng thêm 573 đồng/lít lên mức 20.716 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 548 đồng/lít lên mức 21.945 đồng/lít. Cùng với đó, các loại dầu cũng cộng thêm 561 đồng/lít – 628 đồng/lít.
Bitcoin tiếp tục xu hướng giảm, thị trường ‘đỏ lửa’

Bitcoin tiếp tục xu hướng giảm, thị trường ‘đỏ lửa’

Giá Bitcoin hôm nay tiếp tục chuỗi ngày giảm giá, chưa thấy ngày tăng trở lại, chạm mức thấp nhất 41.000 USD. Thị trường ngập trong sắc đỏ.
Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Việc tạm dừng nhà máy tại Việt Nam đang gây khó khăn không nhỏ cho Nike, điều có thể khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang những khu vực khác tại châu Á.
Khi số phận 'bom nợ' Evergrande còn mờ mịt, ông lớn BĐS Trung Quốc khác bất ngờ cầu cứu

Khi số phận 'bom nợ' Evergrande còn mờ mịt, ông lớn BĐS Trung Quốc khác bất ngờ cầu cứu

Sunac China Holdings mới đây vừa gửi thư xin trợ giúp đến chính quyền địa phương. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự đi xuống của ngành bất động sản Trung Quốc và cuộc khủng hoảng tại Evergrande đang đè nặng lên các doanh nghiệp địa ốc.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp