Giá cà phê xuất khẩu tháng đạt đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất sau cuộc khủng hoảng dư cung năm 2018. Nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.
Giá cà phê xuất khẩu tháng đạt đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất sau cuộc khủng hoảng dư cung năm 2018. Nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.
Tháng 8, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, tăng 5% so với tháng 7 và tăng 10% so với tháng 8/2020.
Tính chung 8 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 1.864 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Trung Quốc.
Trước đó, CNBC dẫn lại dự báo của Fitch Solutions về việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19 tại Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.
Fitch Solutions nâng dự báo giá cà phê arabica từ giá 1,35 USD/pound lên 1,6 USD/pound. Đồng thời điều chỉnh nâng dự báo giá cà phê cho năm 2022 lên mức 1,5 USD/pound từ 1,25 USD/pound.
"Nhu cầu tiêu thụ cà phê, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ sẽ tăng lên trong những tháng tới khi các lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, cho phép các cửa hàng cà phê mở cửa trở lại", cơ quan này dự báo.
Từ đầu tuần đến nay, vùng Tây Nguyên của Việt Nam đón lượng mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 gây ra, trong bối cảnh sắp bước vào vụ thu hoạch năm nay. Một số địa phương tại khu vực này vẫn đang phải áp dụng các biện pháp mạnh để phòng dịch Covid-19.
Việc cà phê không thể xuất đi vì dịch bệnh Covid-19 kèm theo tình trạng thiếu container khiến tồn kho hàng của các doanh nghiệp ở mức cao. Điều này khiến họ lo ngại giá cà phê thời gian tới sẽ đảo chiều, nhất là thời điểm vụ thu hoạch đang đến gần.
Việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm sau khủng hoảng dư cung năm 2018, tác động tích cực đến giá cà phê trong nước.
Cụ thể, giữa tháng 9 giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tiếp tục tăng theo giá thế giới song mức tăng khá chậm. Ngày 18/9, giá cà phê robusta trong nước tăng từ 200 đồng/kg so với ngày 8/9, lên mức 39.600 – 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê tăng giúp người dân và doanh nghiệp thêm phấn khởi song làn sóng Covid-19 diễn biến phức tạp vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê robusta biến động theo xu hướng tăng, song mức tăng không lớn. Nguồn cung cà phê từ Đông Nam Á chưa cải thiện, nhưng lo ngại kinh tế toàn cầu giảm và lượng giao dịch rất thấp sẽ kìm hãm đà tăng của giá mặt hàng này.