Giải pháp nào giúp Nike biến chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn tại Việt Nam thành cơ hội?

Thứ hai, 27/09/2021 | 20:36 Theo dõi CFĐT trên

Nike đã và đang phải đối mặt với những khó khăn lớn vì thiếu hụt chuỗi cung ứng cũng như hoạt động kinh doanh chậm lại ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

NikeGiải pháp nào giúp Nike biến chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn thành cơ hội?
Giải pháp nào giúp Nike biến chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn thành cơ hội?

Dự báo doanh số bán hàng thấp hơn, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và các chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn là hàng loạt thông tin không mấy khả quan từ báo cáo tài chính quý quý 1/2021.

Cổ phiếu đã giảm hơn 6% vào chiều thứ Sáu sau báo cáo. Trước khi có kết quả, cổ phiếu đã giảm khoảng 9% từ mức cao nhất mọi thời đại là 174,38 USD, đạt được vào tháng 8.

Trong bối cảnh một đợt bán tháo cổ phiếu xảy ra, các nhà phân tích vẫn nhận thấy cơ hội để Nike tái định vị hoạt động kinh doanh của mình và thúc đẩy cổ phiếu của hãng tăng mạnh trở lại.

Hiện Nike mất khoảng 80 ngày để vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến Bắc Mỹ, gấp đôi thời gian vận chuyển trước đại dịch. Các cơ sở sản xuất trên khắp Việt Nam mặc dù đã bắt đầu mở cửa trở lại, nhưng Nike vẫn mất khoảng 10 tuần gián đoạn do đại dịch xảy ra vào trước đó. Khoảng 43% tổng số đơn vị giày dép và quần áo của hãng được sản xuất tại Việt Nam.

Trong vài quý tới, Nike dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng sẽ lớn hơn nguồn cung. Điều này có nghĩa là Nike sẽ cần phải có chiến lược về các địa điểm để phân phối giày và quần áo tập thể thao. Công ty có thể sẽ chọn mở các cửa hàng của riêng mình thay vì duy trì quan hệ đối tác bán buôn.

Nhà phân tích Simeon Siegel của BMO Capital Markets (Mỹ) cho biết: “Trước tiên, họ đang ưu tiên các kênh của riêng mình với sản phẩm do chính mình sản xuất”.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Nike đang trên con đường phát triển hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng. Công ty đã cắt giảm quan hệ đối tác với nhiều nhà bán lẻ bán buôn, đồng thời xây dựng hoạt động kinh doanh trực tuyến và mở các cửa hàng Nike trên khắp thế giới. Trong ba năm qua, Nike đã cắt giảm 50% số đối tác đại lý bán buôn của mình.

Trong năm tài chính 2021, doanh thu bán hàng trực tiếp của Nike chiếm khoảng 39% tổng số doanh thu của thương hiệu, tăng từ 35% cùng kỳ năm trước. Bán được nhiều hàng hơn với giá bán lẻ cũng giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Nike cho năm tài chính 2021 đã tăng lên 44,8%, từ 43,4% vào năm 2020.

Mặc dù chuỗi cung ứng trên toàn ngành bị gián đoạn gây ra những khó khăn nhất định nhưng đồng thời, nó cũng có thể đẩy nhanh quá trình DTC (bán hàng từ doanh nghiệp tới khách hàng - không qua trung gian) của Nike và từ đó thúc đẩy lợi nhuận cao hơn.

Bà Stacey Widlitz, Chủ tịch SW Retail Advisors (Mỹ) cho biết: “Từ khó khăn hiện tại, Nike có được một lý do hợp lý để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi DTC của mình và tuyên bố thẳng thắn ‘hiện chúng tôi không có nguồn cung cấp cho các nhà bán buôn’. Đây là một cơ hội lớn, bởi vì chúng ta đang thấy gần như tất cả các thương hiệu khác giảm giá bán buôn, nhưng họ không có dòng hàng hàng đầu như Nike. Nike vẫn có thị trường”.

Ngay cả khi kệ hàng của Nike trống trong những tháng tới, điều đó không có nghĩa người mua hàng bỏ sẽ bỏ rơi thương hiệu vĩnh viễn.

“Mọi người sẽ luôn bị thu hút bởi các thương hiệu lớn.Về cơ bản thì Nike sẽ như đang nói với người tiêu dùng rằng các bạn chưa thể mua hàng ngay lúc này. Nếu có thể tận dụng cơ hội thì Nike đang tạo ra tâm lý FOMO vì thiếu nguồn cung”, bà Widlitz nói. 

Trong cuộc họp tổng kết doanh thu và lợi nhuận, nhóm quản lý của Nike cũng khẳng định họ đang ưu tiên cho các kênh bán hàng trực tiếp của mình.

Việc củng cố hoạt động kinh doanh ở Bắc Mỹ của Nike sẽ còn quan trọng hơn nếu tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại. Trung Quốc từ lâu đã là thị trường tăng trưởng quan trọng và có lợi nhất của Nike. Tuy nhiên, trong quý gần đây nhất của Nike, doanh thu tại đất nước tỷ dân lại tăng chậm nhất so với tất cả các thị trường khác.

CEO John Donahoe cho biết Nike đang chơi cuộc chơi lâu dài ở Trung Quốc. Ông nói, những hạn chế về nguồn cung ảnh hưởng đến kết quả hoạt động trong quý 2 của khu vực nhưng công ty sẽ đầu tư dài hạn và “chúng tôi tin tưởng vào cơ hội lâu dài”.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Bán tháo cổ phần truyền hình, gã khổng lồ Alibaba đang tính rút chân khỏi mảng truyền thông?

Bán tháo cổ phần truyền hình, gã khổng lồ Alibaba đang tính rút chân khỏi mảng truyền thông?

Tập đoàn đang đứng trước những thách thức to lớn từ chính quyền và Jack Ma không còn xuất hiện nhiều trước công chúng.
Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Nike: Khó khăn do đóng cửa nhà máy ở Việt Nam chỉ là vấn đề tạm thời

Việc tạm dừng nhà máy tại Việt Nam đang gây khó khăn không nhỏ cho Nike, điều có thể khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang những khu vực khác tại châu Á.
Giảm thiểu khó khăn do dịch Covid-19 cho doanh nghiệp do nữ làm chủ

Giảm thiểu khó khăn do dịch Covid-19 cho doanh nghiệp do nữ làm chủ

Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Khoảng 60% doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động.
Bitcoin bốc đầu tăng giá, thị trường phân hóa mạnh

Bitcoin bốc đầu tăng giá, thị trường phân hóa mạnh

Giá Bitcoin tăng mạnh, ghi nhận mức giao dịch quanh 44.000 USD. Thị trường phân hóa sâu sắc, tăng giảm liên tục.
Điểm mặt những dự án lớn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng

Điểm mặt những dự án lớn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng

Trong 9 tháng đầu năm, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 7,2% so với cùng kỳ 2020.
Hà Nội cho phép người dân tập thể dục ngoài trời từ ngày mai 28/9

Hà Nội cho phép người dân tập thể dục ngoài trời từ ngày mai 28/9

Từ ngày 28/9, Hà Nội cho phép người dân tập thể dục, thể thao ngoài trời; mở cửa Trung tâm thương mại; Cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm…
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp