Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Khoảng 60% doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động.
Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Khoảng 60% doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động.
Trong khuôn khổ triển khai Dự án “Phát triển Nữ doanh nhân: Kiến tạo Hệ sinh thái Kinh doanh Đáp ứng giới (CWE)” do Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (UN ESCAP) hỗ trợ thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023, góp phần thu hẹp khoảng cách số và đối phó với các thách thức của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp SMEs do phụ nữ làm chủ có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giữa tháng 9/2021 vừa qua Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID) và Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (ECOMVIET), Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức “Khóa đào tạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử giảm thiểu những bất lợi và khó khăn do dịch Covid-19 cho doanh nghiệp do nữ làm chủ”.
Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Khoảng 60% doanh nghiệp do nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động. Một trong những nguyên nhân chính đó là phụ nữ thường khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, đối tác hay còn hạn chế trong việc tiếp cận kiến thức, xu thế và công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của khóa đào tạo là cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp sản xuất Việt, doanh nghiệp địa phương, hộ kinh doanh... những kiến thức về thương mại điện tử, những thao tác trực tiếp trên các Sàn thương mại điện tử hay vận hành logistics trong thương mại điện tử, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm, cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm trên nền tảng số hay ứng dụng các giải pháp tài chính số, hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp. Đây đều là các đối tác của chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trên khoảng 30 tỉnh, thành phố trong thời gian qua.
Thương mại điện tử phát triển ngày càng được nhiều doanh nghiệp, người dân lựa chọn nhờ ưu thế tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, tiếp thị, tìm kiếm đối tác, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tham gia khóa học đào tạo là cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi, doanh nghiệp địa phương phát triển thêm kênh bán hàng hiện đại trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và là một minh chứng cho một thời đại công nghệ 4.0.
Ông Bùi Huy Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là đơn vị chủ trì triển khai chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” khẳng định “Với sự đồng hành của các Sàn thương mại điện tử, các đối tác của chương trình và sự định hướng phát triển từ cơ quan chủ quản, thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương trong quá trình chuyển đổi số, tiếp cận công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử để phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới”.