Những ngành hàng xuất khẩu nào đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19?

Chủ nhật, 03/10/2021 | 15:44 Theo dõi CFĐT trên

Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ 4 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của một số ngành hàng trọng điểm của nước ta như dệt may, giày dép, đồ gỗ và thủy sản.

Những ngành hàng xuất khẩu nào đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19?
Những ngành hàng xuất khẩu nào đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19?

Dịch bệnh tác động mạnh đến xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ và thủy sản

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong quý 3/2021 ước đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý 2/2021.

Tuy vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 và tháng 9 đang cho thấy sự chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm lần lượt là 1,7% và 0,6%.

Đáng chú ý, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của một số ngành hàng trọng điểm của nước ta như dệt may, da giày, đồ gỗ và thủy sản.

Bởi đây là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày, đồ gỗ và thủy sản của cả nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành. 

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm mạnh 26,7%, tương ứng với mức giảm gần 1,1 tỷ USD so với quý 3/2020. Nếu xét về số tuyệt đối thì đây là mặt hàng có kim ngạch sụt giảm mạnh nhất trong số các ngành hàng xuất khẩu.

=> Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

hang-xuat-khau

Ngoài ra, các mặt hàng như sản phẩm nội thất từ chất liệu gỗ; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù; đồ chơi, dụng cụ thế thao và bộ phận sụt giảm từ 20% - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số ngành hàng chủ lực thu hút nhiều lao động khác cũng giảm trong quý 3/2021 so với cùng kỳ năm ngoái như: gỗ và sản phẩm gỗ giảm giảm 450 triệu USD (-13%); dệt may giảm 695 triệu USD (-7,8%); thủy sản giảm 308 triệu USD (-12,7%)…

Trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, số lượng các doanh nghiệp có khả năng áp dụng các điều kiện sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến" là không nhiều và số lượng doanh nghiệp phải dừng hoạt động tương đối lớn. 

Không những vậy, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc đối tác chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác.

Tính riêng trong tháng 9 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm sâu 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 35,3%, dệt may giảm 18,6%, giày dép giảm 44,2%, túi xách, ví, va li, mũ, ô dù giảm 48%.

Trước đó, trong năm 2020 xuất khẩu dệt may, giày dép và thủy sản cũng ghi nhận sự sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Có thể nói đây đang là ngành hàng dễ bị tổn thương nhất do dịch bệnh.

=> Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ

Không ít mặt hàng vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao

hang-xuat-khau (0)

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do dịch bệnh nhưng nhiều ngành hàng xuất khẩu vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Nổi bật nhất là mặt hàng sắt thép với kim ngạch xuất khẩu tăng đến 148,4% (tương ứng tăng 2,3 tỷ USD) so với quý 3/2020, ước đạt 3,9 tỷ USD. Xuất khẩu mặt hàng này đang tương đối thuận lợi khi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường gia tăng nhiều tháng qua trong khi tiêu thụ trong nước giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. 

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu xăng dầu cũng tăng 148,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng như hạt tiêu, xơ, sợi dệt các loại, chất dẻo nguyên liệu, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt tăng trưởng hơn 50% về kim ngạch.

Trong khi đó, nhiều mặt hàng khác cũng tăng trưởng từ 14 - 30% so với quý 3/2020, bao gồm cả những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu như điện thoại các loại và linh kiện tăng 13,7% (tương ứng tăng 2 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 19,1% (tương ứng tăng 1,5 tỷ USD);…

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc kiểm soát tốt dịch bệnh tại các tỉnh thành phía Bắc, trong đó có những trung tâm sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử, sắt thép lớn nhất cả nước như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… là yếu tố then chốt để duy trì tăng trưởng xuất khẩu quý vừa qua trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu của TP. HCM và nhiều tỉnh phía Nam suy giảm mạnh do dịch bệnh.

=> Xem thêm: 2 container nước tăng lực của doanh nghiệp Việt bị 'bom hàng' ở nước ngoài

Kỳ vọng vào sự phục hồi trong quý 4/2021

Đến nay, công tác kiểm soát dịch Covid-19 tại TP. HCM và các tỉnh, thành phía Nam đã có những tín hiệu tích cực, nhiều địa phương đã bắt đầu nới lỏng giãn cách và triển khai các phương án khôi phục lại sản xuất kinh doanh.

Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất đáp ứng các đơn hàng khi các nước đang tích cực nhập khẩu hàng hóa để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm như Giáng sinh, Tết Dương lịch.

Tuy nhiên, việc phục hồi sản xuất tại TP. HCM và các tỉnh thành phía Nam trong thời gian tới được các chuyên gia kinh tế đánh giá là còn nhiều khó khăn và thách thức do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, lực lượng lao động thiếu hụt.

Chi phí xét nghiệm, giao thông vận tải, hậu cần và logistics, quy định phòng chống dịch của các địa phương chưa thực sự đồng nhất cũng là yếu tố lo ngại của các doanh nghiệp khi trở lại sản xuất.

Trong khi đó, một số mặt hàng như thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may,… đang chịu tác động mạnh bởi dịch bệnh và không dễ để phục hồi nhanh chóng.

Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành cùng sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh thành phía Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi tốt trở lại trong quý 4/2021, qua đó tác động tích cực đến hoạt động thương mại nói chung của cả nước.

=> Xem thêm: Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Cục Hàng không lấy ý kiến Hà Nội mở lại đường bay nội địa

Cục Hàng không lấy ý kiến Hà Nội mở lại đường bay nội địa

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn gửi đến UBND TP. Hà Nội xin ý kiến về việc mở lại đường bay nội địa.
Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra, không gây bất lợi cho xuất khẩu gỗ Việt Nam

Hoa Kỳ khép lại vụ điều tra, không gây bất lợi cho xuất khẩu gỗ Việt Nam

Ngày 1/10/2021, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan thay mặt cho Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận với Trưởng đại diện Thương mại (USTR) của Chính phủ Hoa Kỳ Katherine Tai về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Khủng hoảng năng lượng: Vấn đề của toàn cầu hay chỉ là cục bộ ở một số nước?

Khủng hoảng năng lượng: Vấn đề của toàn cầu hay chỉ là cục bộ ở một số nước?

Tình trạng các trạm xăng tại Anh cạn kiệt nhiên liệu, giá điện tăng cao ở Liên minh châu Âu (EU) ngay trước mùa Đông và các quy định hạn chế tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc là những nét phác họa trong bức tranh toàn cảnh về tình trạng đang khiến người ta lầm tưởng là cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Những điều cần biết về trần nợ công của Mỹ

Những điều cần biết về trần nợ công của Mỹ

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong vài tuần nữa và cả hai đảng Dân chủ - Cộng hòa vẫn đang đấu đá nhau về việc nên hay không nên nâng trần nợ công.
Phương pháp số dư điều chỉnh là gì? Sử dụng phương pháp số dư điều chỉnh

Phương pháp số dư điều chỉnh là gì? Sử dụng phương pháp số dư điều chỉnh

Phương thức số dư điều chỉnh (tiếng Anh: Adjusted Balance Method) là một phương pháp kế toán, mà các khoản phí tài chính được tính dựa trên số tiền còn nợ vào cuối chu kỳ thanh toán hiện tại trên thẻ tín dụng.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.