Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm chính sách tiền tệ là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm chính sách tiền tệ là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ (monetary policy) hay còn gọi là chính sách sử dụng công cụ của hoạt động tín dụng hay ngoại hối để ổn định tiền tệ. Từ đó, chính sách tiền tệ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) thực hiện. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế...
=> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong 2021?
- Chính sách tiền tệ mở rộng: Còn gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, là chính sách mà Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường trong nền kinh tế, làm cho lãi suất ngày một giảm xuống, qua đó làm tăng nhu cầu. Qua đó, quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập trung bình tăng và tỷ lệ thất nghiệp ngày một giảm.
Để mở rộng được mức cung tiền cũng như chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng Trung ương đã tiến hành thực hiện một trong ba cách: Mua vào thị trường chứng khoán, đồng thời hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp các mức lãi suất chiết khấu hoặc có thể thực hiện đồng thời cả 2 cách cùng lúc.
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: Là chính sách mà qua đó Ngân hàng Trung ương tác động lên ngoại khối nhằm giảm bớt mức cung tiền trong thị trường, làm cho lãi suất tăng lên. Từ đó, thu hẹp đáng kể mức tổng cầu, làm mức giá chung của tiền tệ giảm xuống. Có hai cách giảm mức cung tiền: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín dụng…
=> Xem thêm: Cổ phiếu thép đạt đỉnh, nhiều doanh nghiệp chốt lời thu về cả trăm tỷ đồng
- Tính đa dạng hóa và cạnh tranh của thị trường tài chính
Nếu một thị trường tài chính mà có ít sự cạnh tranh, thị phần chủ yếu sẽ tập trung ở một số ngân hàng lớn, kéo theo khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ cũng sẽ chịu tác động ảnh hưởng nhất định từ những ngân hàng này.
- Mức độ tài chính của các cá nhân, các hộ gia đình và doanh nghiệp:
Chính sách tiền tệ tác động đến hành vi tiêu dùng và đầu tư của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ mà các chi phí này được tài trợ qua hệ thống tài chính (tức là khả năng tiếp cận vốn).
Tác động của chính sách tiền tệ đến giá tài sản thông qua giao dịch như cổ phiếu, bất động sản… sẽ phụ thuộc vào cơ cấu các danh mục đầu tư tài chính mà các cá nhân, doanh nghiệp nắm giữ.
Sự tác động của chính sách tiền tệ thể hiện ở một phần từ trạng thái tài chính ban đầu của cá nhân hay doanh nghiệp. Cho nên, các nước có quá trình tiêu dùng và đầu tư chủ yếu dựa trên khoản tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận, chịu tác động chủ yếu của chính sách tiền tệ thì khả năng bị hạn chế sẽ lớn hơn những nước phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng.
- Chính sách ngoại hối: Trong điều kiện giao dịch vốn được tự do hóa, hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ chịu tác động bởi chính sách ngoại hối hay khả năng thay thế giữa những tài sản có giá trị trong nước và tài sản nước ngoài.
=> Xem thêm: Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và những rủi ro khi đầu tư trái phiếu
Chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ mà ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát dễ dàng hệ thống tiền tệ. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tạo ra nhiều việc làm giúp kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, ổn định sức mua của khối tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ổn định giá cả trên thị trường giúp cho môi trường đầu tư trong nước ổn định hơn, từ đó góp phần thu hút vốn từ các nhà kinh doanh, thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp, sản xuất đem lại nguồn lợi chung cho xã hội. Chính sách tiền tệ còn ổn định lãi suất bằng việc cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Theo đó, tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất rất linh hoạt, phù hợp với sự vận động, thay đổi của cơ chế thị trường.