Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và những rủi ro khi đầu tư trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và những rủi ro khi đầu tư trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trái phiếu là chứng nhận nghĩa vụ nợ mà người phát hành trái phiếu phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền xác định (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian cụ thể và với một lợi tức theo quy định.
- Đối tượng phát hành trái phiếu: Chủ yếu là các doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp phát hành) hay một tổ chức của chính quyền được công khai như: Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền nhà nước (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
- Trái chủ: Trái chủ là tên gọi người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền. Nếu người vay không đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn thì trái chủ sẽ không phải đứng ra chịu bất cứ trách nhiệm nào. Theo quy định, người phát hành cổ phiếu có nhiệm vụ thanh toán rõ ràng số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay. Cá nhân hay doanh nghiệp hoặc chính phủ đều là những đối tượng bất kỳ có thể mua trái phiếu để trở thành "trái chủ". Trái phiếu được gọi là trái phiếu ghi danh khi ghi tên trái chủ, nếu không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
- Tiền lãi: Một khoản cố định trường kỳ mà trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Bản chất: Thực chất trái phiếu là chứng khoán nợ, áp dụng trong các trường hợp công ty bị phá sản hoặc giải thể thì những người nắm giữ trái phiếu trước đó sẽ được thanh toán cổ phần của công ty theo quy định.
=> Xem thêm: Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa 4 tháng đầu năm
Theo đó, trái phiếu được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như: Lợi tức, đơn vị phát hành, hình thức và tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán.
- Theo đơn vị phát hành
Trái phiếu Chính phủ: Đáp ứng mọi yêu cầu của Chính phủ và đảm bảo thực hiện mục đích chính là để huy động các hoạt động tổ chức kinh tế, xã hội và số tiền nhàn rỗi trong dân. Nhà phát hành trái phiếu có uy tín nhất trên thị trường là Chính phủ. Vì vậy, có thể coi loại chứng khoán phát hành có ít rủi ro nhất là trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn hoạt động cho công ty.
Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Theo lợi tức trái phiếu
Trái phiếu lãi suất cố định: Lợi tức của trái phiếu được tính theo mệnh giá và theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định.
Trái phiếu với lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả theo các kỳ và có sự khác nhau , trái phiếu tính theo một mức lãi suất biến đổi theo một lãi suất tham chiếu nhất định.
Trái phiếu có lãi suất bằng 0: đối tượng mua trái phiếu không nhận được lãi cổ tức, nhưng được mua với mệnh giá thấp hơn mệnh giá chung (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
- Theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Trái phiếu bảo đảm: Là dạng trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu. Khi nhà phát hành mất đi khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền tịch thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ.
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
- Dựa vào hình thức trái phiếu
Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.
- Dựa vào tính chất trái phiếu
Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
=> Xem thêm: Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá
Trái phiếu là một loại chứng chỉ ghi nợ còn cổ phiếu là chứng chỉ góp vốn. Trái phiếu do trái chủ sở hữu, họ là Chính phủ, doanh nghiệp hoặc ngân hàng, tổ chức kinh tế phát hành, còn cổ phiếu do cổ đông sở hữu. Cổ phiếu sẽ không đem lại lãi suất cố định cho nhà đầu tư, ngược lại trái phiếu sẽ thu về lợi nhuận đến ngày đáo hạn.
Người nắm giữ cổ phiếu có uyền tham gia vào các hoạt động của công ty. Cổ phiếu gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên cổ đông không được phép rút vốn trực tiếp. Trái phiếu an toàn hơn, người mua có quyền rút khi đến ngày đáo hạn và có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu. Nhưng cổ phiếu không có quyền chuyển thành trái phiếu và có rủi ro cao hơn.
- Rủi ro về tái đầu tư
Rủi ro này ở việc trái chủ nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Thu nhập nhà đầu tư đạt được từ những hoạt động tái đầu tư như thế còn được gọi là “lãi trên lãi”, đồng thời phụ thuộc mức lãi suất thị trường ở thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược của nhà đầu tư.
- Rủi ro về lãi suất
Có một nguyên lý là giá trị trái phiếu của công ty thường thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất của thị trường. Điều đó có nghĩa khi lãi suất thị trường tăng, giá của trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, nếu nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, người đó sẽ lỗ vốn.
- Rủi ro do thu hồi
Thông thường khi phát hành, trái phiếu doanh nghiệp sẽ kèm điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi tất cả/một phần trái phiếu mới trước khi tới ngày đáo hạn. Trong trường hợp nhà phát hành sử dụng quyền này - lệnh "gọi" khi lãi suất thị trường xuống, các nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro tái đầu tư.
- Rủi ro về tín dụng
Nguy cơ này xảy ra khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có khả năng chi trả đúng hạn cả gốc và lãi.
- Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát xảy ra khi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do tình trạng lạm phát. Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 10%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 12%/năm, thì thực tế nhà đầu tư thua lỗ do sức mua của tiền mặt đã giảm. Đây là loại hình rủi ro khó tránh được với tất cả các loại hình trái phiếu.
- Rủi ro thanh lý
Rủi ro thanh lý phụ thuộc vào khả năng bán một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó có dễ dàng hay không. Cách đo lường khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng cao.
Khối lượng trái phiếu chính phủ trong quý 2/2021 qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là 100.000 tỷ đồng, bao gồm khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Khối lượng dự kiến huy động này gấp gần 3 lần so với trái phiếu Chính phủ đã huy động thành công trong quý 1.
Trong quá trình thực hiện, Kho bạc Nhà nước (KBNN) có thể điều chỉnh khối lượng phát hành các kỳ hạn trái phiếu cho phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách nhà nước.
=> Xem thêm: Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%