Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco - bà Mary Daly cho biết, Ngân hàng Trung ương Mỹ nên bắt đầu thảo luận về việc nên kéo chi phí đi vay lên cao tới ngưỡng nào cũng như vào thời điểm nào và đưa ra phương án để giảm tốc tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.
Fed được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp chính sách ngày 1-2/11 tới đây trong bối cảnh lạm phát ở mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua.
Tại một sự kiện ở California ngày 21/10, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco - bà Mary Daly đã lên tiếng tranh luận về việc khi nào Fed cần cắt giảm lãi suất.
Các dự báo của Fed được công bố vào tháng trước cho thấy hầu hết các nhà hoạch định chính sách của họ tin rằng, lãi suất Quỹ Liên bang sẽ cần tăng lên 5% từ 4,5% trong năm tới để bắt đầu đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.
Tóm lại, quá trình tăng lãi suất vẫn chưa kết thúc. Thế nhưng, các nhà hoạch định chính sách cảm thấy rằng có thể đã đến thời điểm mà các đợt tăng tiếp theo sẽ ở quy mô nhỏ hơn so với trước kia.
Trong bối cảnh giới chức Fed ngày càng thể hiện rõ quan điểm hơn cũng như ngày càng nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng suy thoái có thể xảy ra vào năm tới, cuộc họp tháng 11 có thể là thời điểm Fed báo hiệu đã đến lúc phải đi chậm lại.
Tại cuộc họp báo sau phiên họp chính sách tháng 9, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu rằng đến “một lúc nào đó”, Ngân hàng Trung ương Mỹ cần phải làm như vậy. Kể từ sau đó, ông Powell chưa công khai thảo luận về chính sách tiền tệ lần nào.
CTCK Rồng Việt (VDSC) dự đoán doanh số bán ô tô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong quý 4/2022 nhờ vào nhiều mẫu xe mới sắp được tung ra thị trường. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt năng lượng ở châu Âu vào mùa xuân 2023, doanh số bán hàng có thể trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vào tháng 7/2021, khi Mỹ và châu Âu bỏ ngoài tai những lời cảnh báo về nguy cơ lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Trung ương Chile đã tiến hành tăng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%.
Theo giới phân tích, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đang hy vọng một gói cứu trợ lớn cho lĩnh vực bất động sản Trung Quốc nhưng dường như Chính phủ nước này không có khả năng sẽ chi trả hàng tỷ USD để ra tay cứu trợ.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.