Vào tháng 7/2021, khi Mỹ và châu Âu bỏ ngoài tai những lời cảnh báo về nguy cơ lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Trung ương Chile đã tiến hành tăng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%.
Vào tháng 7/2021, khi Mỹ và châu Âu bỏ ngoài tai những lời cảnh báo về nguy cơ lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Trung ương Chile đã tiến hành tăng lãi suất từ 0,5% lên 0,75%.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Chile liên tục siết chặt chính sách tiền tệ, vượt xa kỳ vọng của các nhà đầu tư và đẩy lãi suất lên mức 11,25%. Có lẽ không có ngân hàng nào lại theo đuổi việc bình ổn giá cả một cách quyết liệt đến vậy.
Trong tháng 9 vừa qua, giá cả tại Chile đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lạm phát cơ bản (không tính đến giá năng lượng và thực phẩm) đã nhảy vọt lên 11% so với một năm trước đó.
Câu chuyện của Chile là ví dụ cho một vấn đề rộng lớn hơn.
Nhiều chuyên gia nói rằng giá như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các tổ chức khác “đi trước đón đầu” bằng cách nhanh chóng tăng lãi suất vào năm ngoái, thế giới sẽ không phải vật lộn với lạm phát cao như hiện nay.
The Economist đã tổng hợp dữ liệu từ Chile và 7 quốc gia khác bắt đầu chu kỳ thắt chặt vào ít nhất một năm trước sau khi hạ lãi suất vào đầu đại dịch Covid-19. Bảy nước này bao gồm Brazil, Hungary, New Zealand, Na Uy, Hàn Quốc, Peru và Ba Lan.
Trong một năm tính đến tháng 10/2022, nhóm quốc gia này đã tăng lãi suất trung bình khoảng 6 điểm phần trăm. Thậm chí, khi Fed nâng lãi suất thêm 0,75% vào ngày 2/11 tới thì nhìn chung, tổng mức thắt chặt của Mỹ trong năm qua cũng không thể sánh bằng.
Và không có gì đáng ngạc nhiên khi nền kinh tế của những quốc gia này bị chững lại.
Xem thêm: Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới
Tại New Zealand, giá nhà ở đang đi xuống. Hay như ở Hàn Quốc, cuộc bùng nổ bất động sản sau đại dịch Covid-19 đã kết thúc. Ngân hàng Trung ương Chile dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ sụt giảm vào năm tới.
Thế nhưng, bất chấp động thái tăng mạnh lãi suất của các Ngân hàng Trung ương, tình trạng lạm phát ở các nước trên vẫn neo cao.
Vào tháng 9, lạm phát cơ bản của 8 nền kinh tế này đạt mức 9,5%, tăng thêm 3,5 điểm phần trăm so với hồi tháng 3.
Trong nhóm 8 quốc gia này, lạm phát lan rộng đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Vào tháng 9, giá cả của 89% giỏ hàng hóa tại Na Uy đã tăng thêm ít nhất 2%, trong khi nửa năm trước, con số này chỉ là 53%.
Tỷ lệ lạm phát tại lĩnh vực dịch vụ của Hàn Quốc đã lên mức 4,2% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ đầu những năm 2000. Tương tự xu hướng leo thang, giá cả ngành dịch vụ của Hungary đã leo lên 11,5% từ mức 7,2%.
Xem thêm: Lạm phát vẫn là một chủ đề nóng mỗi mùa báo cáo tài chính