Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ - ông Lawrence Summers cho biết, ông lo ngại tốc độ lạm phát chậm lại trong thời gian tới có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang kết luận rằng các chính sách của họ đang hoạt động hiệu quả, trong khi thực tế cần phải hành động nhiều hơn nữa.
“Tôi e rằng một số tin tức tốt về lạm phát phi cốt lõi kết hợp với dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ khiến Fed nghĩ rằng mọi thứ đang trong tầm kiểm soát, và điều này cực kỳ nguy hiểm”, Cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers nhận định khi dữ liệu cho thấy nguy cơ lạm phát bị đẩy lùi cũng như chi phí xăng dầu đang sụt giảm.
Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn ở trong tình trạng “quá nóng”, điều này thể hiện qua các số liệu về việc làm và bảng lương tháng Bảy được công bố vào thứ Sáu vừa qua, Summers nói.
Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, số việc làm mới đã tăng lên mức 528.000 trong tháng Bảy, mức tăng vượt trội so với mọi ước tính và là mức tăng lớn nhất trong 5 tháng qua.
Ông Summers nói thêm: “Mọi con số này nói với tôi rằng kinh tế vẫn quá nóng, chưa thể kiểm soát hay thậm chí là còn chưa có dấu hiệu là có thể kiểm soát. Mối quan ngại của tôi là rất lớn”.
Ngoài ra, đối tác nghiên cứu cũ của ông và là người đoạt giải Nobel, Paul Krugman, cũng đồng quan điểm với Cựu Bộ trường Tài chính Mỹ.
Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách của Fed nên duy trì mức tăng 75 điểm cơ bản như hai cuộc họp trước, đợt thắt chặt mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980.
"Mối nguy hiểm là chúng ta có một tình huống giống những năm 1970, khi mà tình trạng chỉ số giá tiêu dùng gia tăng kéo dài và ta chẳng thể chặn đứng triệt để đà tăng", cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói.
Phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên của Tesla, Elon Musk - CEO doanh nghiệp cho hay, chi phí nguyên liệu và linh kiện của công ty sẽ tiếp tục nằm trong xu hướng giảm ít nhất trong 6 tháng tới, đồng thời nhắc lại quan điểm về tình hình suy thoái của Mỹ.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư đã gia tăng tỉ trọng tại những phiên rung lắc, hạn chế mua đuổi thêm và chủ động rà soát lại danh mục, quan sát thị trường, tận dụng những phiên tăng điểm tốt để chốt lời trong ngắn hạn.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, không thể cứng nhắc giữ lạm phát ở mức dưới 4% trong bối cảnh lạm phát thế giới gấp đôi vì điều đó sẽ khiến kìm nén sản xuất, phản tác dụng…
Chiều thứ Sáu (ngày 5/8), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, khoản nợ mà người Mỹ hiện đang phải gánh vác trong tháng 6 tăng lên 40,1 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với dự báo của giới quan sát cũng như vượt xa ngưỡng 23,8 tỷ USD hồi tháng trước.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 4.231,2 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2022 thông qua.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.