Thước đo lạm phát yêu thích của Fed chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 1982

Thứ bảy, 30/07/2022 | 13:10 Theo dõi CFĐT trên
Thước đo lạm phát yêu thích của Fed chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 1982 (Ảnh minh họa)
Thước đo lạm phát yêu thích của Fed chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 1982 (Ảnh minh họa)

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đồng thời xác lập mức cao kỷ lục từ tháng 1/1982. 

Ngoài ra, so với tháng trước, chỉ số này đã tăng lên 1%, đánh dấu mức tăng hàng tháng mạnh nhất từ tháng 2/1981.

Ngoại trừ giá lương thực và năng lượng, PCE cốt lõi đã tăng 4,8% so với một năm trước, tăng 0,1% so với tháng 5/2022 nhưng thấp hơn mức 5,3% ghi nhận trong tháng 2.

Để phục vụ việc đo lường lạm phát, Fed yêu thích sử dụng PCE hơn CPI bởi PCE là một thước đo lạm phát rộng lớn hơn.

Cụ thể, CPI cho thấy sự thay đổi trong chi tiêu của các hộ gia đình thành thị, trong khi PCE đo lường sự thay đổi giá cả hàng hoá và dịch vụ mà tất cả các hộ gia đình, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ cho các hộ gia đình sử dụng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh bình thường, quan chức Fed sẽ thường tập trung vào lạm phát cơ bản bởi chi phí thực phẩm cũng như năng lượng rất dễ biến động. Tuy nhiên, dựa trên tình hình hiện tại, các nhà hoạch định chính sách thừa nhận rằng, họ cần phải quan tâm tới giá của hai loại mặt hàng trên bởi giá bán của chúng đều tăng phi mã trong năm nay.

Thông cáo của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy, chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân đã tăng 1,1% trong tháng trước, cao hơn mức dự đoán là 0,9%. Nguyên do chủ yếu là vì giá cả tăng mạnh. Chi tiêu thực tế đã điều chỉnh theo lạm phát chỉ tăng 0,1% do người tiêu dùng hầu như không thể theo kịp lạm phát.

Thu nhập cá nhân nhích nhẹ 0,6%, vượt ước tính 0,5% nhưng thu nhập khả dụng được điều chỉnh theo lạm phát giảm 0,3%.

Đầu tháng này, dữ liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 9,1% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/1981. 

Xem thêm: Chẳng màng lạm phát, người giàu 'vỗ béo' các hãng xa xỉ phẩm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở diễn biến khác, một số thước đo cũng đang phát đi tín hiệu của sự suy yếu. 

Chỉ số chi phí việc làm, một con số khác mà các nhà hoạch định chính sách của Fed theo sát, đã tăng 1,3% trong quý II năm. 

Con số trên giảm nhẹ so với mức tăng 1,4% tại quý I nhưng lại vượt xa ước tính 1,1%.

Nick Bunker, Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế tại trang web giới thiệu việc làm cho biết: “Phần còn lại của nền kinh tế có thể đang chậm lại, nhưng tiền lương đang tăng nhanh. Tình trạng cạnh tranh để tuyển thêm nhân sự vẫn khá gay gắt khi doanh nghiệp phải liên tục tăng lương cho những người mới. Các số liệu thống kê về tăng trưởng tiền lương “nóng hổi” này có thể giảm dần trong thời gian tới nhưng vẫn cần đường dài để nhận thấy rõ sự sụt giảm”.

Kinh tế trưởng Ian Shepherdson của hãng tư vấn Pantheon Macroeconomics cho biết việc mức lương trong khu vực tư nhân tăng 1,6% trong quý II là một tín hiệu “cực kỳ đáng thất vọng” đối với Fed.

Shepherdson viết: “Mức tăng lương với tốc độ trên là quá cao đối với Fed bởi vì cơ quan này cần một mức tăng trưởng năng suất cao không tưởng để phù hợp với mục tiêu lạm phát trong trung hạn”.

Các quan chức Fed đầu tuần này đã thông qua việc tăng 0,75 điểm phần trăm lần thứ hai liên tiếp nhằm “hạ nhiệt” lạm phát. Dù tính theo thước đo nào, lạm phát hiện tại đều cao hơn mục tiêu dài hạn 2% của Fed và Chủ tịch Jerome Powell cho biết, Ngân hàng Trung ương này “cam kết mạnh mẽ” trong việc khống chế lạm phát.

Đáng chú ý, thị trường tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 9, theo công cụ theo dõi FedWatch của CME Group. Đồng thời, xác suất cho khả năng tăng 75 điểm cơ bản đã tăng lên 38% vào sáng hôm qua (ngày 29/7).

Xem thêm: Hai lần liên tiếp tăng lãi suất 0,75%, Fed thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát

Hoàng Tuấn (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Lạm phát tại châu Âu lập đỉnh mới

Lạm phát tại châu Âu lập đỉnh mới

Thống kê uớc tính của Ủy ban châu Âu cho thấy, quý II kinh tế các nước trong khối Eurozone tăng trưởng tốt hơn dự kiến, nhưng lạm phát trong tháng Bảy tiếp tục đạt kỷ lục.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành công điện số 4436 ngày 29/7/2022 gửi Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.
Giá thịt lợn kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục tăng

Giá thịt lợn kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục tăng

Giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào... là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước.
Việt Nam nằm trong số các nước phát triển nhanh nhất thế giới

Việt Nam nằm trong số các nước phát triển nhanh nhất thế giới

Việt Nam là 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đến năm 2030, theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) vừa công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng 3 phiên liên tiếp, đánh dấu một tuần “đại thắng”

Chứng khoán Mỹ tăng 3 phiên liên tiếp, đánh dấu một tuần “đại thắng”

Các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ ba liên tiếp khi giới đầu tư đánh giá cao hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ và xem xét bỏ qua những lo ngại trước đây về lạm phát cao cũng như rủi ro suy thoái.
Giá vàng tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (30/7), giá vàng tại thị trường New York tiếp tục tăng thêm tới gần 10 USD/ounce. Đây là phiên đi lên thứ 3 liên tiếp trên thị trường kim loại quý này.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.