Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày hôm qua đã chính thức tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm nhằm giảm thiểu lạm phát một cách tối đa mà không gây ra tình trạng suy thoái.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày hôm qua đã chính thức tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm nhằm giảm thiểu lạm phát một cách tối đa mà không gây ra tình trạng suy thoái.
Động thái tăng lãi suất với mức 0,75 điểm phần trăm trong hai tháng qua đã nhấn mạnh hành động cứng rắn nhất của Fed từ khi cơ quan này bắt đầu sử dụng lãi suất vay qua đêm là công cụ chính sách tiền tệ vào đầu những năm 1990.
Việc tăng lãi suất của Fed khiến lãi suất huy động lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2018. Trong khi đó, lãi suất huy động không chỉ ảnh hưởng trực tiếp việc tính phí giữa các ngân hàng đối với các khoản vay ngắn hạn mà còn là các khoản vay thế chấp, vay mua ô tô, thẻ tín dụng.
Thị trường chứng khoán đều đạt ngưỡng cao sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell về động thái tiếp theo tại cuộc họp tháng 9 khi ông nói rằng, hành động của Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lạm phát ngay cả khi điều này làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong tuyên bố sau cuộc họp, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cảnh báo các chỉ số về tiêu dùng và sản xuất gần đây đã giảm xuống.
"Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm vẫn tăng mạnh trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp", FOMC cho biết thêm.
Các nhà quan chức của Fed một lần nữa mô tả lạm phát đang leo thang và cho rằng nguyên nhân nằm ở chuỗi cung ứng, giá thực phẩm cũng như năng lượng.
Xem thêm: Tại sao Fed sẽ không tăng lãi suất 1% vào cuộc họp tới?
Ông Powell cho biết, ông không nghĩ nền kinh tế đang suy thoái, mặc dù tăng trưởng âm trong quý đầu tiên và được dự đoán là hầu như không khả quan trong quý thứ hai.
“Hãy nghĩ về suy thoái là gì. Đó là một sự sụt giảm trên diện rộng của nhiều ngành và kéo dài hơn một vài tháng. Tình hình hiện giờ có vẻ như không phải như vậy”, ông bổ sung.
Phần lớn các thị trường đã dự đoán về động thái này sau khi các quan chức của Fed thông báo về đợt tăng lãi suất 0,75% hồi tháng 6.
Cùng với việc tăng lãi suất, Fed đang giảm quy mô tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD của mình. Bắt đầu từ tháng 6, Fed bắt đầu cho phép một số khoản tiền thu được từ trái phiếu đáo hạn được tung ra thị trường.
Bảng cân đối kế toán mới giảm 16 tỷ USD kể từ khi bắt đầu triển khai mặc dù trước đó Fed đã đặt mục tiêu cắt giảm là 47,5 tỷ USD/tháng. Thế nhưng, mức này có thể sẽ tiếp tục tăng và đạt 95 tỷ USD vào tháng 9/2022.
Quá trình này gọi là “thắt chặt định lượng” và là một cơ chế khác mà Fed sử dụng để tác động đến các điều kiện tài chính.
Thị trường đang kỳ vọng Fed nâng lãi suất ít nhất nửa điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 9. Theo dữ liệu của CME Group, các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng 53% Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tới.
Được biết, vào tháng 8, Fed sẽ không có cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ. Thay vào đó, hội nghị thường niên của Fed sẽ diễn ra tại Jackson Hole, Wyoming.
Xem thêm: Nhiệm vụ kép của Fed trở nên khó khăn hơn bao giờ hết