Phương thức duy nhất của Fed để giảm thiểu lạm phát là kiềm chế nhu cầu thông qua giảm cung tiền và tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều này cũng kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Phương thức duy nhất của Fed để giảm thiểu lạm phát là kiềm chế nhu cầu thông qua giảm cung tiền và tăng lãi suất. Tuy nhiên, điều này cũng kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo mới từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, thị trường lao động của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thêm 372.000 việc làm vào tháng 6 vừa qua, vượt trội hơn mức 250.000 theo dự đoán của các nhà kinh tế Dow Jones.
Mặc dù con số trên đã giảm so với mức tăng 384.000 hồi tháng 5 nhưng theo tiêu chuẩn lịch sử, ngưỡng này vẫn rất khả quan.
Nhìn chung, người dân Mỹ vẫn tiếp tục quay trở lại thị trường lao động bởi mức lương được điều chỉnh cao hơn và chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng gia tăng, điều này khiến các hộ gia đình khó có thể chi tiêu thoải mái nếu không có nguồn thu nhập ổn định.
Thông tin thêm, tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động đã giảm nhẹ xuống còn 56,8%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với trước đại dịch Covid-19. Tình trạng này có thể được lý giải rằng, phụ nữ ngần ngại, lưỡng lự khi quyết định quay trở lại môi trường văn phòng công sở hoặc họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm dịch vụ trông trẻ.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ giảm nhẹ xuống còn 56,8% - thấp hơn một điểm phần trăm so với trước đại dịch COVID-19. Con số này đáng được theo dõi chặt chẽ và có thể là do phụ nữ do dự khi tham gia lại lực lượng lao động hoặc đang gặp khó khăn trong việc tìm nơi chăm sóc trẻ em.
Kéo theo đó, câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là: Với thị trường lao động có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ như hiện tại, liệu Mỹ có rơi vào suy thoái nữa hay không?
Mức tăng việc làm trong tháng 6 rất mạnh, nhưng thị trường việc làm rõ ràng đang giảm nhiệt. Hơn nữa, cũng có bằng chứng cho thấy nền kinh tế nói chung đang suy yếu.
Tuy nhiên, hai dấu hiệu trên chứng minh được rằng, những nỗ lực của Fed nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian gần đây đã phát huy tác dụng.
Xem thêm: Chủ tịch Fed quyết tâm kiềm chế lạm phát, đồng thời thừa nhận khả năng suy thoái
Thị trường nhà ở là một trường hợp điển hình. Sau khi Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, lãi suất thế chấp trung bình trong 30 năm tăng vọt lên 5,8% vào tháng 6, mức cao kỷ lục trong 13 năm qua.
Song song đó, các chuyên gia cũng nhận thấy những ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Fed lên lĩnh vực xây dựng nhà ở. Do chi phí đi vay tăng lên kìm nén nhu cầu mua nhà, lượng công việc trong lĩnh vực xây dựng đã giảm lần đầu tiên trong một năm qua.
Ngoài ra, trong tháng 5, doanh số bán lẻ bất ngờ sụt giảm và một chỉ số dự báo kinh tế đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Cả hai cũng đều là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại.
Mặt khác, nhiều người có vẻ sẽ thấy kỳ lạ khi các động thái của Ngân hàng Trung ương Mỹ lại đang làm tổn hại đến “sức khỏe” nền kinh tế. Thế nhưng, đây mới là điều thể hiện quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách trong cuộc đua chế ngự lạm phát hiện đang ở mức đỉnh của 40 năm qua.
Vấn đề giá cả tăng cao là mối quan tâm lớn đối với Fed bởi đây là một yếu tố quan trọng trong nhiệm vụ kép của cơ quan này: kiểm soát lạm phát đồng thời duy trì tăng trưởng việc làm lành mạnh.
Lạm phát vượt tầm kiểm soát được coi như một căn bệnh “ung thư” đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Khi giá cả hàng hóa vượt xa mức thu nhập, người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng”. Tiếp đó, hoạt động sản xuất sẽ giảm sút và người dân lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Do đó, phương thức duy nhất của Fed để giảm thiểu lạm phát là kiềm chế nhu cầu thông qua giảm cung tiền và tăng lãi suất.
Tuy nhiên, điều này cũng kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chính vì vậy, Fed đang cố gắng đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm”, có nghĩa là giảm lạm phát mà không tổn hại đến tăng trưởng đến mức gây ra suy thoái.
Ngoài ra, có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy Fed đang thành công trong kế hoạch của mình.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tốc nhưng báo cáo việc làm tháng 6 vẫn cho thấy sức mạnh tiềm ẩn trên thị trường lao động. Đồng thời, lạm phát dường như bắt đầu xu hướng giảm, một phần cũng là do nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu giảm.
Giá xăng tại Mỹ - yếu tố mà người tiêu dùng dễ thấy nhất hàng ngày - đã giảm trong những tuần gần đây sau khi đạt đỉnh kỷ lục 5 USD/thùng vào tháng Sáu.
Nhưng thực hiện một cuộc hạ cánh mềm vẫn là một bước đi khó khăn của Fed.
Ngân hàng Trung ương có thể giảm nhu cầu đối với mọi thứ thông qua lãi suất, nhưng không thể làm gì được nhiều về nguồn cung bởi chi phí năng lượng và lương thực tăng không phải do cầu tăng, mà là do xung đột Nga - Ukraine.
Các lệnh trừng phạt đối với Nga, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, và việc giảm lượng hàng vận chuyển từ Nga đến châu Âu đã làm gián đoạn thị trường năng lượng và đẩy giá dầu toàn cầu lên cao.
Về phía Ukraine, quốc gia sản xuất lương thực và hàng hóa nông nghiệp chủ chốt trên thế giới, cũng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ngô, lúa mì cùng các sản phẩm khác do Nga đang phong tỏa nhiều cảng chính.
Tình trạng thiếu năng lượng và lương thực tiếp tục diễn ra đồng nghĩa việc lạm phát có thể tiếp tục tăng cao cho dù Fed có làm gì đi chăng nữa. Điều này sẽ khiến Fed mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất.
Báo cáo việc làm tháng 6 là một tin tốt, nhưng nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dữ liệu trong tháng 8 và tháng 9 sẽ rất quan trọng để có thể biết được liệu nền kinh tế đang đi theo hướng nào - có suy thoái hay không.
Xem thêm: Mỹ: Khó khăn “gối đầu” khó khăn khi nhiều công dân từ chối trở lại thị trường lao động