Mỹ: Khó khăn “gối đầu” khó khăn khi nhiều công dân từ chối trở lại thị trường lao động

Chủ nhật, 17/04/2022 | 16:25 Theo dõi CFĐT trên

Nhà kinh tế Nicholas Bloom của Đại học Stanford: "Chúng tôi nhận thấy lực lượng lao động sẽ không phục hồi một cách diệu kỳ. Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào về việc nhóm này sẽ trở lại, đồng nghĩa với sự sụt giảm có thể còn khá dài".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một nghiên cứu mới đây theo trích dẫn của WSJ cho thấy, vài triệu người đã rời bỏ lực lượng lao động ở Mỹ trong suốt thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 vì lo sợ bệnh tật hoặc suy giảm thể chất dai dẳng. 

Điều này có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động đã diễn ra trong nhiều năm.

Cụ thể, khoảng ba triệu người rời khỏi lực lượng lao động chia sẻ rằng, họ không có kế hoạch cho việc trở lại các hoạt động trước khi Covid-19 xuất hiện, cho dù đó là đi làm, đi mua sắm trực tiếp hay đi ăn uống. Ngay cả khi đại dịch kết thúc, họ cũng giữ nguyên thói quen hiện tại. 

Được biết, phụ nữ - những người không được học hành nhiều và phải làm việc trong ngành nghề lương thấp chiếm đa số trong nhóm trên.

Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho hiện tượng này là “giãn cách xã hội lâu dài” và tin rằng nó sẽ là một trong những vết sẹo lâu dài của đại dịch Covid-19.

Nhà kinh tế Nicholas Bloom của Đại học Stanford, thành viên nhóm nghiên cứu, nói rằng: "Chúng tôi nhận thấy lực lượng lao động sẽ không phục hồi một cách diệu kỳ. Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào về việc nhóm này sẽ trở lại, đồng nghĩa với sự sụt giảm có thể còn khá dài".

Xem thêm: Chuyện thật khó tin: Mức thuế đối với tỷ phú nước Mỹ thấp hơn cả những công dân bình thường

Nếu dự đoán lực lượng lao động sẽ suy giảm trong những năm tới của các nhà nghiên cứu trở thành sự thật, tác động đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là rất lớn. Lực lượng lao động giảm mạnh khi đại dịch bùng phát dẫn đến tình trạng thiếu nhân công và các mặt hàng hóa, đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lực lượng lao động đã phục hồi đáng kể từ tháng 3 và tháng 4/2020, khiến 22 triệu người vất việc và làm lực lượng lao động giảm 8,2 triệu, tương đương 5%. Ngay cả sự phục hồi lao động trong tháng 3/2022, dù đã đưa lực lượng lao động lên 164,4 triệu người (chỉ giảm 174.000 so với trước dịch) nhưng với mức tăng đó, Mỹ vẫn đang thiếu khoảng 3,5 triệu lao động.

Con số này thể hiện sự khác biệt giữa số người lao động tính tới tháng 3 với số lao động mà đáng lẽ nước Mỹ sẽ có với tốc độ tăng trưởng tương đương giai đoạn 2015 đến 2019, thời điểm chưa có đại dịch.Mỗi tháng trong năm qua, nhóm đã khảo sát 5.000 người ẩn danh có độ tuổi từ 20 đến 64 và kiểm được ít nhất 10.000 USD/năm trong năm ngoái,

Kết quả là cứ 10 người thì có 1 người nói rằng họ có kế hoạch không quay trở lại thị trường lao động, và đặc biệt khi biến thể Omicron tăng mạnh, số người nói không đã tăng lên 13%.

Nhóm kết luận rằng khoảng 3 triệu người sẽ không tham gia lực lượng lao động để duy trì giãn cách với xã hội. Các dữ liệu cho thấy nỗi sợ hãi với Covid-19 vẫn là vấn đề với một số người lao động dù chúng đang giảm dần theo thời gian.

Tiết kiệm của các hộ gia đình đã tăng lên mức cao kỷ lục trước đại dịch khi Chính phủ Liên bang phân phát séc kích cầu và tăng cường trợ cấp thất nghiệp. Một số nhà kinh tế cho rằng những người lao động bị sa thải sẽ tái gia nhập lực lượng lao động để đối phó với sự gia tăng của lạm phát khi họ chi tiêu tiết kiệm.

Ngoài ra, Fed đang trông đợi vào việc tiếp tục tăng lực lượng lao động tham gia khi họ cố gắng đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% trong hai năm tới mà không cần tăng lãi suất quá mạnh. Hy vọng rằng nguồn lao động lớn hơn sẽ giảm bớt áp lực buộc người sử dụng lao động phải tăng lương với tốc độ mà Fed cho là không lành mạnh về lâu dài.

Xem thêm: 5 loại thực phẩm có giá tăng vọt ở Mỹ do tỷ lệ lạm phát cao

Thục Hà (Theo WSJ)
Theo VnMedia.vn Copy
5 loại thực phẩm có giá tăng vọt ở Mỹ do tỷ lệ lạm phát cao

5 loại thực phẩm có giá tăng vọt ở Mỹ do tỷ lệ lạm phát cao

Giá xăng dầu tăng vọt trên khắp cả nước hiện là nỗi lo lớn nhất của người Mỹ, nhưng lạm phát cao cũng khiến giá cả tăng vọt tại các cửa hàng tạp hóa.
Khẩn trương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng

Khẩn trương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông.
CPI của Pháp tăng lên mức cao nhất trong gần 40 năm

CPI của Pháp tăng lên mức cao nhất trong gần 40 năm

CPI tháng 3/2022 của Pháp tăng mạnh chủ yếu do giá các mặt hàng xăng dầu, điện, thực phẩm và dịch vụ tăng.
Đại học Đà Nẵng: Thiếu tiêu chuẩn vẫn được phong học hàm Phó Giáo sư?!

Đại học Đà Nẵng: Thiếu tiêu chuẩn vẫn được phong học hàm Phó Giáo sư?!

Tạp chí Tòa án nhân dân nhận được đơn phản ánh của ông T.P, giảng viên Trường Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) về việc Trường ĐHĐN giải quyết kéo dài, không dứt điểm, trong vụ việc phong học hàm Phó Giáo sư thiếu tiêu chuẩn, đối với ông Phan Quí Trà, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế -Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, ĐHĐN.
Chính sách, lực đẩy mới cho thị trường bất động sản

Chính sách, lực đẩy mới cho thị trường bất động sản

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), lĩnh vực BĐS đang được các cấp chính quyền, nhà đầu tư quan tâm vì thị trường BĐS là đầu kéo và đầu đẩy cho nền kinh tế.
VnSteel: Kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 5%

VnSteel: Kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 5%

Ngày 25/4 tới đây Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VnSteel, UPCoM: TVN) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Hiện công ty đã công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội lần này.
Nắm chắc 'bí quyết' - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Nắm chắc "bí quyết" - Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.