Theo tờ ProPublica, tỷ lệ thuế thu nhập mỗi công dân Mỹ phải trả sẽ tăng lên khi tổng thu nhập của họ lọt top 1% cao nhất. Thế nhưng, khi thu nhập đạt từ 2 triệu đến 5 triệu USD/năm, xu hướng tăng sẽ dừng lại.
Theo tờ ProPublica, tỷ lệ thuế thu nhập mỗi công dân Mỹ phải trả sẽ tăng lên khi tổng thu nhập của họ lọt top 1% cao nhất. Thế nhưng, khi thu nhập đạt từ 2 triệu đến 5 triệu USD/năm, xu hướng tăng sẽ dừng lại.
Theo dữ liệu từ Sở thuế vụ Mỹ, Bill Gates, Michael Bloomberg và Ken Griffin đều nằm trong 400 người có thu nhập cao nhất từ năm 2013 đến năm 2018 tại Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ phải trả mức thuế thu nhập cao nhất.
Thông tin thêm, để được lọt vào top 400 này, trung bình các tỷ phú phải kiếm được tối thiểu 110 triệu USD/năm, đồng nghĩa với việc một công dân Mỹ bình thường với thu nhập 40.000 USD/năm sẽ phải làm việc suốt 2.750 năm để góp mặt trong top 400.
Theo tờ ProPublica, tỷ lệ thuế thu nhập mỗi công dân Mỹ phải trả sẽ tăng lên khi tổng thu nhập của họ lọt top 1% cao nhất. Thế nhưng, khi thu nhập đạt từ 2 triệu đến 5 triệu USD/năm, xu hướng tăng sẽ dừng lại.
Nhóm có thu nhập trong phạm vi này chủ yếu là các chủ doanh nghiệp cũng như người lao động được trả lương rất cao và bị áp một mức thuế thu nhập trung bình là 29% từ năm 2013 đến năm 2018.
Trong khi đó, 400 người có thu nhập cao nhất cả nước chỉ phải trả mức thuế thu nhập là 22%. Nguyên nhân được cho là bởi thu nhập của những người giàu nhất nước Mỹ chủ yếu không đến từ tiền lương mà nhờ đầu tư chứng khoán hoặc bất động sản. Họ thường bán tài sản để kiếm lời và việc này được áp thuế thấp hơn so với thuế tiền lương và tiền công.
Tỷ phú công nghệ Bill Gates là một ví dụ điển hình. Thu nhập của ông chủ yếu đến từ việc bán cổ phiếu Microsoft và mức thuế ông phải đóng thấp hơn cả những người bình thường. Điều này xảy ra tương tự với Jeff Bezos và Elon Musk.
Thông tin thêm, 1/5 trong top 400 tỷ phú nêu trên đều là các nhà quản lý quỹ phòng hộ với thu nhập có được đều từ những giao dịch và thương vụ lớn. Nhóm tỷ phú này bao gồm Founder Citadel Ken Griffin (1,68 tỷ USD thu nhập trung bình hàng năm), Co-Founder Susquehanna Jeffrey Yass (1,3 tỷ USD), cũng như các Co-Founder Two-Sigma là John Overdeck và David Siegel (mỗi người 1,17 tỷ USD).
Cũng nổi bật trong danh sách tỷ phú trên là các CEO, Founder công ty tư nhân và những người thừa kế đế chế kinh doanh mà điển hình là gia đình Walton và DeVos.
"Điểm căn bản là phần lớn thu nhập của những người giàu không bao giờ bị đánh thuế", Tờ BI dẫn lời Chuck Marr, Giám đốc chính sách thuế liên bang cho biết.
Xem thêm: Các tỷ phú Nga âm thầm sang tên tài sản để né lệnh trừng phạt
Với cách đánh thuế như hiện nay, 400 tập đoàn hàng đầu nước Mỹ tiết kiệm được trung bình 1,9 tỷ USD thuế mỗi năm. Top 5 tỷ phú tiết kiệm được nhiều thuế nhất có thể kể đến như Bill Gates, Larry Ellison, Fayez Sarofim, Alice Walton và Sheldon Adelson.
Bên cạnh đó, ProPublica đã xuất xóa bỏ chế độ tính thuế thu nhập cũ, do tỷ lệ đánh thuế như vậy là bất cân xứng. Đó là chưa kể, bản thân những lao động bình thường, ngoài thuế thu nhập, còn phải trả thêm thuế An sinh xã hội và thăm khám. Các khoản này được tự động khấu trừ vào tiền lương hàng tháng.
Hay như chỉ tính riêng trong top 400 tỷ phú nước Mỹ, mỗi nhóm tỷ phú đều có mức áp thuế khác nhau.
Người Mỹ hiển nhiên cảm thấy bất bình với chính sách thuế suất này. Các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái đã đề xuất đánh thuế lên các tài sản có thể giao dịch của giới tỷ phú nhằm tạo nguồn tài trợ cho chương trình chi tiêu xã hội của Tổng thống Joe Biden.
Tuy nhiên, do gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với các vụ kiện và thách thức pháp lý khác nhau, đề xuất đánh thuế người giàu Mỹ đã không thể thực hiện. Điều này một lần nữa cho thấy những thách thức tồn đọng dai dẳng trong việc bắt những người giàu có nhất nước Mỹ đóng góp công bằng vào Ngân sách Liên bang.
Xem thêm: Thiên đường thuế Jersey đóng băng 7 tỷ USD tài sản của tỷ phú Abramovich