Dữ liệu lạm phát và mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý II có thể là hai chất xúc tác khiến thị trường chứng khoán tuần tới có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Dữ liệu lạm phát và mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý II có thể là hai chất xúc tác khiến thị trường chứng khoán tuần tới có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Được biết, PepsiCo sẽ là doanh nghiệp đầu tiên công bố báo cáo tài chính vào thứ Ba tới (ngày 12/7). Tiếp sau đó là hãng hàng không Delta Airlines, JPMorgan Chase vào thứ Tư và Morgan Stanley là thứ Năm.
Một số doanh nghiệp khác như Wells Fargo, Citigroup hay PNC Financial sẽ thông báo kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối tuần (ngày 15/7).
Trong khi đó, một loạt các dữ liệu về tình trạng lạm phát sẽ ảnh hưởng đáng kể tới thị trường chứng khoán bởi những con số này sẽ quyết định sự mạnh tay của Fed trong kế hoạch tăng lãi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tại Mỹ ghi nhận mức tăng nóng và tiếp tục có thể đạt nhiều ngưỡng cao kỷ lục mới vào thời gian tới, theo các nhà kinh tế.
Peter Boockvar, Giám đốc Đầu tư tại Bleakley Advisory Group cho hay: “Giá năng lượng có khả năng vẫn tiếp tục tăng, điều này sẽ khiến tình trạng lạm phát ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thế nhưng, chỉ số giá tiêu dùng lõi, không bao gồm lương thực và năng lượng, có thể giảm nhẹ. Giá dầu thô WTI kỳ hạn hồi tháng 6 đã đạt mức cao, lên tới 122 USD/thùng, nhưng may mắn thay, hiện mặt hàng dầu này đã giảm xuống dưới 105 USD/thùng”.
Ngoài ra, giới đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ báo cáo về tâm lý người tiêu dùng do Đại học Michigan tiến hành. Đây là một báo cáo chứa đựng những số liệu quan trọng được Fed chú tâm.
Xem thêm: Giới đầu tư lo ngại mùa báo cáo lợi nhuận sẽ châm ngòi cho đợt bán tháo mới
Bên cạnh đó, báo cáo việc làm do Bộ Lao động Mỹ đưa ra vào ngày 8/7 có thể xoa dịu lo ngại về suy thoái gia tăng trong những ngày gần đây.
Cụ thể, thị trường Mỹ có thêm 372.000 việc làm, tăng 120.000 so với dự kiến. Đây là một tín hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định bất chấp những quan ngại về rủi ro suy thoái.
Ở một diễn biến khác, các chiến lược gia cho rằng, báo cáo việc làm trên sẽ càng củng cố mong muốn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này.
Đáng chú ý, một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Khi nào lạm phát sẽ đạt đỉnh bởi tình trạng này đã diễn ra trong nhiều tháng trở lại đây và vẫn tiếp tục có dấu hiệu tăng cao hơn so với dự đoán ban đầu của Fed?
Michael Arone, Trưởng chiến lược gia Đầu tư tại State Street Global Advisors cho biết: “Tôi nghĩ rằng rủi ro đối với thị trường là lạm phát có thể chưa đạt đến đỉnh điểm”.
Khi các nhà đầu tư đang chú tâm đến tốc độ lạm phát, mùa báo cáo tài chính quý II đã bắt đầu. Lợi nhuận doanh nghiệp có thể là nguồn gốc của một số bất ổn trên thị trường chứng khoán
Khi các nhà đầu tư theo dõi tốc độ lạm phát, mùa thu nhập quý thứ hai bắt đầu. Lợi nhuận doanh nghiệp có thể là nguồn gốc của một số bất ổn thị trường, nếu các nhà phân tích buộc phải cắt giảm các ước tính cho sự cân bằng của năm, như nhiều người mong đợi.
Arone nói: “Tôi nghĩ thị trường đang chuẩn bị cho một mùa báo cáo tài chính đầy thách thức. Do đó, chúng ta sẽ khó có thể lường trước được mọi biến động sắp tới. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, tôi nghĩ họ sẽ hạ dự báo tăng lợi nhuận trong quý III/2022”.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm chốt phiên cuối tuần (8/7) giao dịch ở mức 3,07%. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đã vượt qua trái phiếu dài hạn vào tuần trước, đánh dấu lần thứ 3 đảo ngược lãi suất kể từ cuối tháng 3/2022.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm ở mức 3,11% vào phiên chiều ngày 8/7.
Xem thêm: Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm chạm mức cao nhất kể từ 2007