Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nói rằng, đồng USD còn nhiều dư địa để gia tăng giá trị, nhưng cũng đồng thời bày tỏ sự lo ngại đối với các biện pháp can thiệp của Chính phủ Nhật Bản sẽ khiến đồng Yên không thể lật ngược tình thế.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nói rằng, đồng USD còn nhiều dư địa để gia tăng giá trị, nhưng cũng đồng thời bày tỏ sự lo ngại đối với các biện pháp can thiệp của Chính phủ Nhật Bản sẽ khiến đồng Yên không thể lật ngược tình thế.
Ông Lawrence Summers - cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ: “Điều đáng chú ý là không lâu trước đây, mọi người đều cho rằng đồng USD đã hết thời. Tuy nhiên, nhìn vào sức mạnh của đồng tiền đó bây giờ, tôi tin USD vẫn có khả năng bật tăng để chứng minh vị thế một lần nữa”.
Summers nhấn mạnh rằng Mỹ có “lợi thế to lớn” khi không phải phụ thuộc vào các “nguồn năng lượng đắt đỏ của nước ngoài”. Washington cũng đưa ra phản ứng tài khoá mạnh mẽ hơn trong đại dịch và Fed đang thắt chặt chính sách nhanh chóng hơn các ngân hàng trung ương khác.
Ông bổ sung: “Tất cả các yếu tố nhắc ở trên đều đang “hô biến” đồng USD trở thành một nơi trú ẩn, một thánh địa của dòng vốn toàn cầu khi nhiều nguồn lực đang chảy vào đồng bạc xanh”.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index tăng khoảng 11% kể từ đầu năm và đạt mức cao kỷ lục trong tuần này. Vào thứ Ba (ngày 6/9), đồng USD đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2002 so với đồng Euro, giao dịch ở mức 0,9864 EUR/USD. Trong khi đó, phiên 7/9, USD leo lên mức mạnh nhất so với đồng Yên kể từ 1998, ở ngưỡng 144,99 JPY/USD.
Summers nói: “Về khía cạnh nào đó, các nền tảng cơ bản tương đối của Mỹ hiện đang tốt hơn so với châu Âu”.
Xem thêm: Khối tài sản riêng 500 triệu USD của Nữ hoàng Anh sẽ ra sao?
Bên cạnh đó, đồng tiền của Nhật Bản thậm chí còn mất giá nhanh hơn đồng Euro khi giảm hơn 19% so với USD từ đầu năm cho đến thời điểm hiện tại, điều này đã khiến các quan chức Nhật Bản phải lên tiếng cảnh báo.
Dấu hiệu đáng lo mới nhất là cuộc họp vào ngày 9/9 giữa Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda và Thủ tướng Fumio Kishida.
Các quan chức Nhật Bản không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào trong bối cảnh các nhà đầu tư đồn đoán về khả năng Tokyo sẽ can thiệp để mua đồng Yên và bán ra đồng USD. Nhật Bản đã không thực hiện động thái trên kể từ năm 1998 khi quốc gia này hợp tác với Mỹ để ngăn chặn đà sụt giảm của đồng Yên.
Ông Summers nhận định: “Tôi hoài nghi là các biện pháp can thiệp của Nhật Bản có thể sẽ không có tác động lâu dài. Thị trường vốn ngày nay quá lớn… so với nguồn lực của các nhà chức trách. Chính vì vậy, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu sự can thiệp của Nhật Bản có thể tạo ra tác động lớn và lâu dài lên việc duy trì giá trị của đồng Yên”.
Xem thêm: Đồng nội tệ Trung Quốc rơi vào thế khó