Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 14/9, bao gồm: VRE, DGW, NT2, MWG, KDH.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 14/9, bao gồm: VRE, DGW, NT2, MWG, KDH.
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE của CTCP Vincom Retail, với giá mục tiêu 35.200 đồng/cổ phiếu (+30%), dựa trên 3 luận điểm chính.
Thứ nhất là Lợi thế rất lớn từ hệ thống sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như Vincom Mega Mall (VMM) Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City, Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu (kỳ vọng nửa cuối năm 2021), VMM Grand Park (kỳ vọng 2022).
Rào cản tương đối cao: (1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, (2) rất ít các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và (3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao đã chứng minh trong 10 năm qua.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?
Thứ hai là Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. Chúng tôi cũng quan sát thấy sự mở rộng liên tục các thương hiệu quốc tế tại các trung tâm thương mại của VRE.
Thứ ba là Một trong số ít cổ phiếu tại VN30 được hưởng lợi từ thị trường bán lẻ hấp dẫn của Việt Nam, được hỗ trợ dài hạn bởi cơ cấu dân số vàng.
Rủi ro đầu tư: Rủi ro lớn nhất chúng tôi thấy tại thời điểm này là diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã và sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của VRE. Hiện tại, công ty tạm thời đóng cửa 47 trong số 80 trung tâm thương mại từ cuối tháng 5 để tuân theo chỉ đạo giãn cách xã hội đồng thời dự kiến chi tối đa 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khách thuê trong 2021.
Tuy nhiên chúng tôi có 3 luận điểm. Cụ thể: Dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp nhưng với quyết tâm của chính phủ trong việc tăng độ phủ của vắc xin toàn dân cũng như các chính sách thúc đẩy kinh tế, chúng tôi kỳ vọng ngành bán lẻ sẽ được phục hồi đồng thời hưởng lợi từ tâm lý “Revenge shopping” (tạm dịch “Mua sắm trả thù”) được quan sát ở Trung Quốc và châu Âu sau khi thị trường được mở cửa trở lại.
Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng thị giá của VRE đã chiết khấu những thông tin không thuận lợi từ dịch bệnh cũng như các gói hỗ trợ khách thuê mới. Trong mô hình của chúng tôi, dự phóng lợi nhuận đã được thận trọng điều chỉnh theo các ảnh hưởng của dịch đến các gói hỗ trợ khách thuê đến 2023.
Ngoài ra, chúng tôi lưu ý rằng về bản chất, doanh nghiệp được hưởng lợi từ dòng tiền dài hạn (50 năm cho 1 trung tâm thương mại), tăng trưởng ổn định qua các năm nên thời gian dịch dù có kéo dài đến đơn vị năm thì triển vọng dài hạn vẫn còn đó, đồng thời chúng tôi cũng kỳ vọng với kế hoạch và thực tế mở mới các trung tâm thương mại như hiện tại sẽ giúp kết quả kinh doanh VRE bật mạnh sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.
=> Xem thêm: 7 lời khuyên của Warren Buffett cho nhà đầu tư khi thị trường bấp bênh
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Mặc dù tăng giá mục tiêu theo Phương pháp DCF đến cuối năm 2022 lên 110.385 đồng/cp (Upside: 9,2%), chúng tôi hạ khuyến nghị đối với DGW của CTCP Thế giới số xuống NEUTRAL khi risk-reward tỏ ra ít hấp dẫn, khi giá cổ phiếu tăng mạnh hơn 64,2% trong hai tháng qua.
Lưu ý, BVSC áp dụng chiết khấu định giá 5% do tính không chắc chắn từ COVID-19. TP cao hơn của chúng tôi là kết quả từ những yếu tố sau: (1) Điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh; (2) Tỷ lệ chiết khấu thấp hơn, do sử dụng phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu thấp hơn là 7,4% (theo cập nhật mới nhất của Damodaran so với 8,2% trước đó); và (3) Chuyển định giá của chúng tôi đến cuối năm tài 2022.
=> Xem thêm: Warren Buffett chia sẻ 8 lời khuyên tài chính rút ra từ đại dịch Covid-19
CTCK BIDV (BSC)
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2021 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) lần lượt đạt 6.049 tỷ đồng (giảm 1% so với năm trước) và 318 tỷ đồng (giảm 49%), EPS FW 2021 = 1.104 đồng/CP với giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2021 có thể đạt 3,48 tỷ kWh (giảm 11%) và (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2021 dự báo ở mức 7.5 USD/MMBTU (tăng 20%).
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2022 lần lượt đạt 6.490 tỷ đồng (tăng 7% so với năm trước) và 416 tỷ đồng (tăng 31%), EPS FW 2022 = 1.444 đồng/CP với giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2022 có thể đạt 3,68 tỷ kWh (tăng 6%) nhờ sự phục hồi trong nửa cuối năm 2022 khi La Nina kết thúc; (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2022 có thể đạt 7,6 USD/MMBTU (tăng 2% so với năm trước) và (3) Chi phí tài chính giảm 81% do không phải trả các khoản chi phí liên quan đến các khoản vay ngoại tệ.
BSC khuyến nghị theo dõi cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 24.700 đồng/CP cho năm 2022 (tương đương upside 14.0% so với giá ngày 09/09/2021) dựa trên phương pháp EV/EBITDA với tỷ suất trung bình ngành là 7.0x.
=> Xem thêm: 8 rủi ro gắn liền với mọi cổ phiếu mà nhà đầu tư nên biết
CTCK BIDV (BSC)
Mô hình Điện Máy Xanh Supermini của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) sẽ là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính năm 2022 hậu dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Bách Hóa Xanh tiếp tục tiến dần về mức hòa vốn và dự kiến đạt điểm hòa vốn trong nửa cuối năm 2022.
Ngoài ra, MWG sẽ tái định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi Bách hóa xanh dần tiệm cận về mức hòa vốn.
Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 118.108 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm trước) và 4.202 tỷ đồng (tăng trưởng 7%). EPS FW 2020 = 5.894 đồng, PE FW 2021 = 20.2 lần
Năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt 143.121 tỷ đồng (tăng trưởng 21,2% so với năm trước) và 6.321 tỷ đồng (tăng trưởng 50%). EPS FW 2020 = 10.626 đồng, PE FW 2021 = 13.4 lần.
BSC duy trì khuyến nghị mua và đưa ra giá mục tiêu năm 2022 dự phóng ở mức 140.400 đồng/CP (upside +18.1% so với mức giá ngày 10/09/2021) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).
=> Xem thêm: Vì sao PGT tăng trần liên tiếp dù kết quả kinh doanh ảm đạm?
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền đã hình thành xu hướng vượt đỉnh cũ 42.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.
Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 41.25, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 45.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 39.5.
=> Xem thêm: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/9: Giằng co quanh 1.350 điểm?