8 rủi ro gắn liền với mọi cổ phiếu mà nhà đầu tư nên biết

Thứ hai, 13/09/2021 | 16:11 Theo dõi CFĐT trên

1. Rủi ro giá hàng hóa (Commodity Price Risk)

Rủi ro giá hàng hóa (Commodity Price Risk)
Rủi ro giá hàng hóa (Commodity Price Risk)

Là rủi ro giá cả hàng hóa biến động làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các công ty bán hàng hóa được hưởng lợi khi giá tăng và thiệt hại khi giá giảm. Các công ty dùng hàng hóa làm đầu vào thì ngược lại.

Tuy nhiên, ngay cả những công ty không kinh doanh hàng hóa cũng chịu rủi ro này. Khi giá hàng hóa tăng, người tiêu dùng có xu hướng giảm chi tiêu và hiện tượng này tác động đến toàn nền kinh tế.

=> Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp: Cuộc chơi lãi suất cao, rủi ro lớn! 

2. Rủi ro tin tức (Headline Risk)

Rủi ro tin tức (Headline Risk)
Rủi ro tin tức (Headline Risk)

Là rủi ro các câu chuyện đăng tải trên truyền thông làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Với dòng chảy tin tức vô tận tràn lan khắp thế giới, không công ty nào an toàn trước rủi ro này. 

Ví dụ, thông tin về khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011 đã giáng đòn mạnh tới cổ phiếu của bất kỳ công ty nào có liên quan, từ các nhà khai thác uranium cho đến các công ty điện hạt nhân.

Một chút tin xấu có thể dẫn đến phản ứng dữ dội của thị trường đối với một công ty cụ thể hoặc toàn bộ ngành, hoặc cả hai. 

Các tin xấu có quy mô lớn – ví dụ như khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010 và 2011 – có thể tác động rõ rệt đến kinh tế toàn cầu, chứ chưa nói đến chứng khoán.

=> Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

3. Rủi ro xếp hạng (Rating Risk)

Rủi ro xếp hạng (Rating Risk)
Rủi ro xếp hạng (Rating Risk)

Xếp hạng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vay nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công ty đại chúng phải quan tâm đến một con số còn quan trọng hơn: xếp hạng của nhà phân tích chứng khoán. Bất kỳ thay đổi nào về xếp hạng này dường như đều tạo ra ảnh hưởng tâm lý to lớn lên thị trường.

Thông thường, khi một nhà phân tích có tiếng nâng mức khuyến nghị cổ phiếu (từ Bán lên Trung lập, hoặc từ Trung lập lên Mua), giá cổ phiếu sẽ diễn biến tích cực.

=> Xem thêm: Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là gì? Những rủi ro khi kinh doanh chênh lệch giá

4. Rủi ro lỗi thời (Obsolescence Risk)

Rủi ro lỗi thời (Obsolescence Risk)
Rủi ro lỗi thời (Obsolescence Risk)

Là rủi ro việc kinh doanh của công ty sẽ trở thành dĩ vãng. Rất hiếm doanh nghiệp tồn tại được trong 100 năm và không một doanh nghiệp nào sống sót nhờ việc giữ nguyên quy trình kinh doanh mà họ đã bắt đầu.

Rủi ro lỗi thời lớn nhất là ai đó tìm ra cách chế tạo sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn. Với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và khoảng cách kiến thức thu hẹp, rủi ro lỗi thời nhiều khả năng sẽ gia tăng theo thời gian.

=> Xem thêm: Bán khống là gì? Làm thế nào để bán khống và những lưu ý về rủi ro khi thực hiện 

5. Rủi ro phát hiện (Detection Risk)

Rủi ro phát hiện (Detection Risk)
Rủi ro phát hiện (Detection Risk)

Là rủi ro hãng kiểm toán, bộ phận tuân thủ nội bộ, cơ quan quản lý hoặc các nhà chức trách phát hiện ra vấn đề quá muộn. Dù vấn đề là giám đốc biển thủ tiền hay doanh thu bị thổi phồng, thị trường sẽ phản ứng dữ dội một khi tin tức lộ ra.

Với rủi ro phát hiện, thiệt hại đối với danh tiếng của công ty có thể khó sửa chữa - và thậm chí có khả năng công ty sẽ không bao giờ phục hồi, ví dụ như trường hợp nổi tiếng của Enron.

=> Xem thêm: Vì Covid-19, các ngân hàng có thể sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro cho nợ tái cơ cấu

6. Rủi ro pháp lý (Legislative Risk)

Rủi ro pháp lý (Legislative Risk)
Rủi ro pháp lý (Legislative Risk)

Rủi ro pháp lý chỉ mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Cụ thể, đó là rủi ro các hành động của chính phủ sẽ kiềm chế một doanh nghiệp hay một ngành, qua đó tác động xấu đến cổ phần của nhà đầu tư.

Rủi ro thực tiễn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: cuộc điều tra chống độc quyền như trường hợp của Alibaba, các quy định hoặc tiêu chuẩn mới, một loại thuế cụ thể nào đó, v.v… Mỗi ngành đều có một số rủi ro pháp lý.

=> Xem thêm: Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá

7. Rủi ro lạm phát và Rủi ro lãi suất (Inflationary Risk and Interest Rate Risk)

Rủi ro lạm phát và Rủi ro lãi suất (Inflationary Risk and Interest Rate Risk)
Rủi ro lạm phát và Rủi ro lãi suất (Inflationary Risk and Interest Rate Risk)

Hai rủi ro này có thể hoạt động riêng biệt hoặc song song với nhau. Rủi ro lãi suất, trong bối cảnh này, chỉ đơn giản là đề cập đến các vấn đề mà lãi suất tăng gây ra cho các doanh nghiệp cần đi vay. Khi chi phí tăng lên do lãi suất, doanh nghiệp sẽ khó duy trì hoạt động kinh doanh hơn.

Nếu lãi suất leo thang trong thời kỳ lạm phát thì chi phí vay của doanh nghiệp có thể nhảy vọt trong lúc giá trị đồng tiền họ kiếm được giảm sút. Lạm phát cao nhiều khả năng kéo theo lãi suất cao, do tăng lãi suất là cách phổ biến để chống lạm phát.

Mặc dù cái bẫy kép này không quá nguy hiểm đối với những công ty có thể đẩy gánh nặng chi phí cho khách hàng, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Sự gia tăng đồng thời của lãi suất và lạm phát có thể khiến toàn bộ nền kinh tế suy yếu.

=> Xem thêm: Lời khuyên về chiến lược đầu tư trong thời kỳ lạm phát 

8. Rủi ro mô hình (Model Risk)

Rủi ro mô hình (Model Risk)
Rủi ro mô hình (Model Risk)

Là rủi ro mà các giả định cơ bản của các mô hình kinh tế và kinh doanh là sai. Khi các mô hình hỏng hóc, các doanh nghiệp phụ thuộc vào chúng sẽ bị tổn thương.

Điều này tạo ra hiệu ứng domino trong đó doanh nghiệp có mô hình sai gặp khó khăn hoặc phá sản, làm tổn thương những công ty phụ thuộc vào chúng và hiệu ứng cứ thế lây lan.

Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2008-2009 là ví dụ hoàn hảo cho việc mô hình – trong trường hợp này là mô hình rủi ro – không mô tả đúng những yếu tố mà chúng cần phải đo lường.

Mỗi cổ phiếu đều gặp phải các rủi ro phổ biến trên và các rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, lợi ích của việc đầu tư vẫn có khả năng vượt xa rủi ro. Việc tốt nhất nhà đầu tư có thể làm là tìm hiểu kỹ những nguy cơ và rủi ro trước khi xuống tiền.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 192.203 tỷ đồng, trong đó TPDN phát hành riêng lẻ đạt 176.828 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020.
HSBC: Cẩn trọng với những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản

HSBC: Cẩn trọng với những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản

Không phải ngẫu nhiên mà trong báo cáo tháng 6/2021 vừa công bố, ngân hàng HSBC lại chọn tiêu đề: “Cẩn trọng với những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản”. Điều này được các chuyên gia của HSBC lý giải là do lo ngại về khả năng thị trường bất động sản sẽ không đóng góp cho các chỉ số kinh tế, vốn đang khó khăn của Việt Nam.
Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ: Cơ hội, rủi ro song hành

Cá nhân được nhận thế chấp sổ đỏ: Cơ hội, rủi ro song hành

Quy định mới về thế chấp sổ đỏ, Nghị định 21/2021 của Chính phủ có hiệu lực từ giữa tháng 5 đã cho phép cá nhân, tổ chức nhận thế chấp sổ đỏ, sổ hồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại hoạt động này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thay đổi quy định về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ

Thay đổi quy định về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và Nghị định 69/2021 có hiệu lực từ tháng 9.2021 quy định nhiều điểm đáng chú ý về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ.
Hà Nội khẩn trương lập danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh có nhu cầu trở về quê

Hà Nội khẩn trương lập danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh có nhu cầu trở về quê

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo rà soát tổng hợp danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê báo cáo về Sở trước ngày 14/9 để đơn vị kịp thời báo cáo UBND TP.
Làn sóng Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy tới năm 2023?

Làn sóng Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy tới năm 2023?

Đại dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và tình trạng tắc nghẽn hàng hóa sẽ kéo dài tới năm 2023.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp