Để chống lại lạm phát cũng như vượt qua giai đoạn khó khăn khi kinh tế lạm phát nghiêm trọng, chúng ta sẽ cần điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình. Dưới đây là 7 lời khuyên nhà đầu tư có thể cân nhắc.
Để chống lại lạm phát cũng như vượt qua giai đoạn khó khăn khi kinh tế lạm phát nghiêm trọng, chúng ta sẽ cần điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình. Dưới đây là 7 lời khuyên nhà đầu tư có thể cân nhắc.
Ngay cả ở các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, năm 2021 cũng là một năm lạm phát nghiêm trọng. Những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu khiến nền kinh tế khủng hoảng và tài chính cá nhân của hầu hết mọi người bị ảnh hưởng.
Phải làm gì để bảo vệ mình khỏi lạm phát là câu hỏi của nhiều người. Một số lời khuyên sau đây có thể sẽ hữu ích với nhà đầu tư.
Trong môi trường lạm phát, giá của các loại hàng hóa đều tăng, nhưng lợi tức của trái phiếu thì không. Điều đó có nghĩa, giá trị đem lại từ trái phiếu trong danh mục đầu tư không theo kịp tỷ lệ lạm phát tăng cao và nhà đầu tư có thể bị lỗ.
Nói cách khác, một danh mục đầu tư quá thận trọng sẽ khó theo kịp với lạm phát. Bạn có thể cân nhắc để thay đổi danh mục đầu tư của mình, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm cho những loại tài sản có lợi nhuận cao như cổ phiếu hay tiền ảo.
=> Xem thêm: Châu Âu đối mặt với "bóng ma" lạm phát
Cân nhắc tăng tỷ lệ phân bổ các khoản đầu tư của bạn trong các khu vực thị trường hoạt động tốt ngay cả trong môi trường lạm phát.
Credit Suisse (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu về các thị trường nơi lạm phát dự kiến tăng nhưng thị trường vẫn hoạt động tốt. Số liệu cho thấy, nếu trung bình các công ty trong top 500 tăng trưởng với tốc độ 0,45%, thì lĩnh vực năng lượng dự kiến sẽ tăng tới 0,86%.
Hai lĩnh vực khác có tiềm năng trong thời kỳ lạm phát là tài chính (ở mức 0,68%) và vật liệu (0,62%). Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên tăng cường đầu tư vào các quỹ ETF hoặc cổ phiếu riêng lẻ trong các lĩnh vực đó để gia tăng giá trị các khoản đầu tư của mình.
=> Xem thêm: Lời khuyên của Warren Buffett về đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao
Công nghệ đã là một lĩnh vực tăng trưởng chậm lại từ cuối năm 2020 nhưng vẫn là ngành phát triển nhanh, được đánh giá là dễ sính lời.
Vì nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới gần đây đã báo cáo mức lợi nhuận cao, nên việc phân bổ danh mục đầu tư vào lĩnh vực này có thể sẽ hợp lý. Trong môi trường lạm phát, mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ có thể ít bị ảnh hưởng bởi giá cả và việc gián đoạn chuỗi cung ứng.
=> Xem thêm: Việt Nam trở thành ‘chiến trường’ fintech mới của Đông Nam Á
Ở Mỹ, một trong những lo ngại lớn nhất về áp lực lạm phát là chính sách đối phó của Cục Dự trữ Liên bang như trái phiếu hay tăng lãi suất. Trong khi các thành viên của Fed đã báo hiệu ít thay đổi về chính sách trong ngắn hạn, áp lực lạm phát tiếp tục mạnh có thể khiến họ thay đổi ý kiến. Và điều đó có thể khiến thị trường chứng khoán gặp rủi ro. Hành động của Fed nhằm dập tắt lạm phát có thể dẫn đến một đợt giảm giá, đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bổ sung.
=> Xem thêm: Chủ tịch Fed cam kết không nâng lãi suất chỉ vì nỗi lo lạm phát
Nhiều nhà đầu tư nghĩ về hiệu suất trên cơ sở lợi nhuận tuyệt đối, nhưng điều quan trọng là phải nghĩ về việc lạm phát sẽ ảnh hưởng thế nào đến tổng thế kế hoạch tài chính, đầu tư của bạn.
Trong ngắn hạn, thu nhập của bạn có cần tăng lên để thích ứng với chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng cao hay không? Kế hoạch của bạn có tính đến lạm phát không và liệu danh mục đầu tư của bạn có thể theo kịp với chi phí gia tăng không? Nếu kỳ vọng của bạn đang quá cao thì có thể cân nhắc giảm xuống phù hợp với tình hình thị trường.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?
Lạm phát có thể có tác động tích cực đến giá trị tài sản ròng hiện tại của bạn, vì hầu hết giá tài sản đều tăng. Điều đó có thể giúp bạn linh hoạt hơn trong kế hoạch sắp xếp lại hoặc chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác trong dài hạn.
=> Xem thêm: Nhà đầu tư kiếm được bao nhiêu tiền nếu bỏ 1 USD/ngày vào chứng khoán?
Lạm phát mà một số khu vực của nền kinh tế đang trải qua có thể chỉ là tạm thời, nhưng đối với những khu vực khác, nó có thể kéo dài hơn. Bạn có thể xem xét việc trì hoãn việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ tạm thời có giá cao hơn do nguồn cung bị gián đoạn.
Ví dụ: bạn có thể muốn trì hoãn việc xây nhà vì chi phí vật liệu cao hơn hoặc dừng mua ô tô vì vấn đề về chuỗi cung ứng. Tương tự, nhu cầu đi du lịch đến một số khu vực nhất định hiện nay cao hơn, dẫn đến giá có thể tăng. Trì hoãn chi tiêu có thể là một chiến thuật tốt trong kỳ lạm phát.
=> Xem thêm: Ba lý do khiến các khoản đầu tư của bạn không thành công như mong đợi