Kiểm soát lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Thứ sáu, 20/08/2021 | 14:52 Theo dõi CFĐT trên

Trong 7 tháng qua, công tác quản lý, điều hánh giá tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên cơ bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hiện vẫn trong tầm kiểm soát.

Báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để đánh giá kết quả điều hành giá 7 tháng đầu năm 2021, dự báo và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong các tháng cuối năm cho thấy, tình hình kinh tế thế giới nửa đầu năm 2021 nhìn chung có dấu hiệu tích cực khi tiến trình thúc đẩy tiêm vắc xin được triển khai với quy mô lớn tại nhiều quốc gia cũng như việc thực thi các gói kích thích kinh tế đã giúp một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU hồi phục mạnh. 

Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Á đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới với chiến dịch tiêm vaccine mới chỉ đang ở giai đoạn đầu. Điều này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, có nguy cơ đẩy giá cả leo thang và đe dọa sự phục hồi hậu đại dịch Covid-19 của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường trong nước, nhất là những mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do chi phí nguyên liệu đầu vào cũng như nhu cầu trong nước tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng (như xi măng, cát và đặc biệt là giá thép); Mặt hàng xăng dầu, LPG trong nước giá tăng do tác động từ thị trường thế giới; Giá gạo trong nước có xu hướng tăng theo giá gạo xuất khẩu trong một số thời điểm đầu năm; Một số mặt hàng thực phẩm tăng cục bộ vào thời điểm lễ, Tết theo quy luật nhưng sớm trở lại bình thường sau Tết; Thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân tại một số thời điểm cũng tăng cao làm tăng mức chi trả bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến…

Ngoài ra, trong thời điểm một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng thiết yếu cục bộ do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao tại một số thời điểm; tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng mang tính cục bộ trên một số địa bàn do yếu tố tâm lý. Trong bối cảnh đó, cũng đã có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ để tăng giá hàng hóa nhưng về cơ bản đã được ngăn chặn, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và xử lý nghiêm các hiện tượng tăng giá bất hợp lý.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2021, tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng.

“Nhìn chung, trong 7 tháng qua công tác quản lý, điều hánh giá tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên cơ bản CPI hiện vẫn trong tầm kiểm soát”, Bộ Tài chính thông tin.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới mục tiêu. Việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần túy đến vấn đề chỉ tiêu Quốc hội giao mà cần phải được đặt trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phòng chống dịch. Kiểm soát CPI bình quân cần hướng đến kiểm soát cả CPI cùng kỳ tháng 12, làm nền tảng cho kiểm soát lạm phát năm 2022.

Với tư cách là thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Cụ thể:

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhậu khẩu lớn với nước ta nhằm có các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc quản lý, điều hành giá. Qua đó, giúp kiểm soát lạm phát trong nước giai đoạn trung hạn các năm tiếp theo thời kỳ hậu Covid – 19 khi các chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước bắt đầu khiến cho áp lực lên lạm phát trung hạn tăng cao.

Các Bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Chấn chỉnh các biện pháp phòng dịch với hệ thống cung ứng hàng hóa

Chấn chỉnh các biện pháp phòng dịch với hệ thống cung ứng hàng hóa

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn trong từng khâu của toàn bộ hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa lưu chuyển liên tỉnh...
Hà Nội gửi 6.000 tấn gạo tặng TP.HCM và Bình Dương

Hà Nội gửi 6.000 tấn gạo tặng TP.HCM và Bình Dương

Ngày 19/8, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp, thống nhất chỉ đạo gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh 5.000 tấn gạo và tỉnh Bình Dương 1.000 tấn gạo.
Thị trường logistics và công nghiệp: Vững vàng trong dòng xoáy bất ổn

Thị trường logistics và công nghiệp: Vững vàng trong dòng xoáy bất ổn

Nhu cầu thương mại điện tử và dịch vụ dược phẩm tăng tốc đảm bảo rằng logistics và công nghiệp vẫn là loại tài sản vững vàng trong năm 2021.
Chứng khoán hôm nay 20/8: Thanh khoản cao kỷ lục trong lịch sử

Chứng khoán hôm nay 20/8: Thanh khoản cao kỷ lục trong lịch sử

Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến áp lực bán mạnh sau phiên tăng trưởng hôm trước, báo hiệu xu hướng đi lên đã bị phá vỡ. Thanh khoản kỷ lục do lực cầu bắt đáy mạnh nhưng vẫn không hạn chế được đà giảm cùng việc khối ngoại vẫn bán ròng mạnh đã đem lại những tín hiệu xấu cho thị trường chung.
Trưa 20/8: Hà Nội ghi nhận 51 ca mắc Covid-19 mới, 23 ca ghi nhận trong cộng đồng

Trưa 20/8: Hà Nội ghi nhận 51 ca mắc Covid-19 mới, 23 ca ghi nhận trong cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trưa ngày 20/8, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 51 ca mắc mới. Trong đó, 23 ca ghi nhận tại cộng đồng, 28 ca ghi nhận trong khu cách ly.
Nhờ lỗi giao dịch, quỹ đầu tư chính phủ lớn nhất thế giới lời 65 triệu USD

Nhờ lỗi giao dịch, quỹ đầu tư chính phủ lớn nhất thế giới lời 65 triệu USD

Một lỗi giao dịch của Quỹ quốc gia Na Uy đã vô tình giúp cho quỹ đầu tư khổng lồ này kiếm được thêm 65 triệu USD.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp