Doanh nghiệp Việt đang tận dụng hiệu quả các cam kết thuế từ EVFTA

Thứ hai, 13/09/2021 | 15:16 Theo dõi CFĐT trên

Trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tín hiệu tích cực nhờ các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (Hiệp định EVFTA).

Xuất khẩu tôm của Việt Nam tới EU đều tăng

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm của Việt Nam tới EU quý II/2021 đạt 18,62 nghìn tấn với trị giá 159,45 triệu USD, tăng 68,9% về lượng và tăng 65,8% về trị giá so với quý I/2021, tăng 43,6% về lượng và tăng 42% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam tới thị trường EU đạt 29,6 nghìn tấn với trị giá 255,7 triệu USD, tăng 25,2% về lượng và tăng 27,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu tôm tới Đức chiếm 24,94% về lượng và chiếm 26,22% về trị giá; xuất khẩu tôm tới Hà Lan chiếm 26,85% về lượng và chiếm 25,29% về trị giá; xuất khẩu tôm tới Bỉ chiếm 16,35% về lượng và chiếm 16,45% về trị giá; xuất khẩu tôm tới Pháp chiếm 8,74% về lượng và chiếm 9,51% về trị giá; xuất khẩu tôm tới Đan Mạch chiếm 6,99% về lượng và chiếm 7,23% về trị giá.

Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, giá xuất khẩu tôm của Việt Nam tới EU trong nửa đầu năm 2021 đạt bình quân 8,63 USD/kg, tăng 0,16 USD/kg so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân là do lượng tôm xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu về giảm thuế từ EVFTA tăng trong những tháng gần đây. Đây là tín hiệu tốt cho tính cạnh tranh về giá của các sản phẩm tôm ở thị trường EU trong thời gian tới.

Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam tới hầu hết các thị trường lớn ở EU đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 nhờ dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát tốt trong giai đoạn đầu năm, góp phần quan trọng khiến hoạt động nuôi trồng và chế biến xuất khẩu ổn định, thuận lợi hơn. Cùng với đó, các sản phẩm tôm của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trước nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu tôm của EU tăng trở lại trong giai đoạn nửa đầu năm 2021. 

Trong quý II/2021, xuất khẩu tôm tới Ba Lan, Italia, Thụy Điển và Tây Ban Nha đều tăng tới 3 con số so với cùng kỳ năm 2020 - thời điểm EVFTA chưa có hiệu lực. 

Cũng theo Bộ Công Thương, thị phần tôm của Việt Nam tại thị trường EU cải thiện rõ rệt. Theo số liệu thống kê của Eurostat, nhập khẩu tôm 4 tháng đầu năm 2021 của EU từ các thị trường ngoại khối đạt 169,6 nghìn tấn với trị giá 1,01 tỷ EUR, tương đương 1,192 tỷ USD, tăng 5,7% về lượng và giảm 5,4% về trị giá, chiếm 67,9% về lượng và chiếm 73,5% về trị giá tổng nhập khẩu tôm của EU. Trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất thứ 3 cho EU sau Ecuador và Ấn Độ chiếm 8% về lượng và chiếm 10,5% về trị giá, đạt 13,58 nghìn tấn với trị giá 106 triệu EUR, tương đương 125,2 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá.

Cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, kinh tế các nước thành viên EU đang trên đà phục hồi nhờ việc tiêm vắc xin trên diện rộng và triển khai các gói hỗ trợ sau Covid-19. Từ đầu quý II năm nay, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại châu Âu đã bắt đầu mở cửa trở lại. Nhu cầu tiêu thụ tôm mùa hè tại châu Âu tăng, lượng tôm dự trữ đang ở mức thấp.

Trong khi đó, các nguồn cung lớn cho EU là Ấn Độ và Indonesia đang gặp nhiều khó khăn về lao động do tác động từ dịch Covid-19, sẽ để lại khoảng trống thị trường lớn về nguồn cung cho thị trường EU. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu tôm tới EU trong giai đoạn cuối năm 2021. Đặc biệt là các sản phẩm tôm của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế từ EVFTA cộng với kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy, uy tín và thương hiệu của tôm Việt Nam ở EU đang tăng hơn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. 

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho biết, giá các sản phẩm tôm của Việt Nam tại thị trường EU vẫn cao hơn so với mức giá tôm của Ấn Độ và Ecuador mặc dù đã tận dụng được những ưu đãi về thuế từ EVFTA. Đây vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. 

Mặt khác, các vùng nuôi trồng, chế biến thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu tôm trong thời gian tới. 

Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Tuy nhiên, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. 

Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước. Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Làn sóng Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy tới năm 2023?

Làn sóng Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy tới năm 2023?

Đại dịch Covid-19 có thể sẽ tiếp tục khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và tình trạng tắc nghẽn hàng hóa sẽ kéo dài tới năm 2023.
Phát hiện 4,2 tấn tỏi Trung Quốc vi phạm nhãn tại Tiền Giang

Phát hiện 4,2 tấn tỏi Trung Quốc vi phạm nhãn tại Tiền Giang

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra, phát hiện 02 vụ kinh doanh tỏi nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng dùng điện bị ảnh hưởng bão số 5

4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng dùng điện bị ảnh hưởng bão số 5

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, bão số 5 (Conson) đã gây sự cố làm ảnh hưởng cung cấp điện cho khoảng 4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng.
Thay đổi quy định về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ

Thay đổi quy định về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và Nghị định 69/2021 có hiệu lực từ tháng 9.2021 quy định nhiều điểm đáng chú ý về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9

Cafedautu.vn sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng dùng điện bị ảnh hưởng bão số 5

4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng dùng điện bị ảnh hưởng bão số 5

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, bão số 5 (Conson) đã gây sự cố làm ảnh hưởng cung cấp điện cho khoảng 4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp