Các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đang bắt đầu lo sợ rằng nền kinh tế toàn cầu vốn đã yếu nay sẽ tiếp tục suy yếu hơn nếu họ không “hãm phanh” đà tăng lãi suất.
Các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đang bắt đầu lo sợ rằng nền kinh tế toàn cầu vốn đã yếu nay sẽ tiếp tục suy yếu hơn nếu họ không “hãm phanh” đà tăng lãi suất.
Thị trường hiện đang dấy lên suy đoán rằng các Ngân hàng Trung ương ở khu vực đồng Euro, Mỹ, Canada và Úc có thể đang hướng tới một cuộc “xoay trục” trong chính sách. Đây là cách nói của giới chuyên gia, phân tích cũng như nhà đầu tư về sự thay đổi trong kế hoạch tăng giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương nhằm hạ nhiệt lạm phát mà không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thị trường.
Lý do chính của sự thay đổi đó là triển vọng kinh tế trở nên mờ mịt hơn khi khu vực đồng Euro (Eurozone) hiện đang rơi vào suy thoái và phần còn lại của thế giới cũng đang chật vật với tình trạng tương tự nhưng ở mức độ khác nhau.
Điều này đang giúp đẩy giá nguyên liệu thô giảm xuống (giá nguyên liệu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra lạm phát kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine).
Trong một ví dụ rõ ràng nhất, khí đốt tự nhiên đã giảm 90% ở châu Âu khi nỗi lo sợ về nguy cơ thiếu hụt chuyển thành nguồn cung dồi dào hơn đến mức các cơ sở hạ tầng hiện tại không đủ chỗ chứa.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng lo ngại về những sự bất ổn trên thị trường tài chính của Vương quốc Anh, nơi các quỹ hưu hưu trí gần như sụp đổ do lợi suất dài hạn tăng vọt, và các thị trường mới nổi trong những tuần gần đây.
Alfonso Peccatiello, tác giả của bản tin tài chính Macro Compass, cho biết: “Trong hai tuần qua, một số Ngân hàng Trung ương G10 đã sẵn sàng xoay trục. Tại sao lại thay đổi đột ngột như vậy? Bởi vì tất cả các khu vực này đều có điểm chung là sự mong manh cố hữu”.
Ông chỉ ra khoản nợ thế chấp cao ở Canada và nợ công ở Nam Âu, vốn không thể trông chờ vào khoản cứu trợ từ khắp dãy Alps do khu vực đồng Euro không có hậu thuẫn chung. Bên cạnh đó, Australia cũng đang phải vật lộn với giá bất động sản giảm, các quỹ hưu trí thua lỗ và nhu cầu hàng hóa giảm.
Tuy nhiên, lạm phát cao liên tục đang khiến công việc của các ngân hàng trung ương trở nên vô cùng khó khăn. Theo dữ liệu công bố hôm 28/10 cho thấy, giá đã tăng nhanh hơn dự kiến ở Đức, Pháp và Ý trong tháng này.
Xem thêm: Ngay cả chính sách siêu thắt chặt cũng không làm giảm lạm phát
Mặc dù các Ngân hàng Trung ương không thể làm gì với tỷ lệ lạm phát hiện tại nhưng việc đo lường đơn thuần về giá cả khiến cho việc "xoay trục" trở nên không dễ dàng. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng Trung ương phải thuyết phục được thị trường rằng họ nghiêm túc trong việc giảm lạm phát mà không làm nền kinh tế bị bóp nghẹt.
Christian Scherrmann, nhà kinh tế Mỹ thuộc DWS, cho biết: "Fed cần phải mở ra một con đường hướng tới các đợt tăng lãi suất nhỏ dần nhưng không lại không được quá ôn hòa”.
Thực tế là cho đến thời điểm hiện tại, cho dù các thành viên của các Ngân hàng Trung ương lớn ít bày tỏ quan điểm về việc xoay trục chính sách nhưng một vài động thái cũng đủ để các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng các ngân hàng sẽ giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới.
Các nhà giao dịch trên thị trường tiền tệ khu vực đồng Euro đã hạ mức dự báo về đỉnh lãi suất của ECB, từ mức 3% chỉ cách đây vài tuần xuống 2,6% vào thứ Năm (27/10), mặc dù tỷ lệ đó đã tăng trở lại vào thứ Sáu (28/10) sau dữ liệu lạm phát.
Carsten Brzeski, một nhà kinh tế thuộc ING, cho biết: “Sau đợt (ECB) tăng lãi suất khủng khiếp vừa qua, cuộc họp tháng 12 thực sự có thể mang lại một xu hướng hòa nhã”.
Đầu tuần qua, Ngân hàng Trung ương Canada đã gây bất ngờ cho thị trường với mức tăng lãi suất nhỏ hơn dự kiến, trong khi Ngân hàng Dự trữ Úc cũng có động thái tương tự.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cũng nhận thấy khả năng Ngân hàng trung ương Anh sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất nhỏ trước vào tuần tới.
Trong khi đó, việc Fed tăng 75 điểm cơ bản được coi là chắc chắn vào tuần tới, các nhà đầu tư hiện đang tin rằng Fed sẽ thận trọng hơn trong tương lai. Nhà phân tích Chris Iggo thuộc Viện đầu tư Axa IM cho biết: "Không thể tránh khỏi việc Fed phải sớm tạm dừng việc thắt chặt tiền tệ”.
Xem thêm: Giám đốc IMF muốn các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất