Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm qua (26/10) cho rằng, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát cho đến khi lãi suất về mức "trung tính.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm qua (26/10) cho rằng, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát cho đến khi lãi suất về mức "trung tính.
Phát biểu với Reuters tại Berlin một ngày trước khi Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, Giám đốc điều hành IMF cho biết phải đến năm 2024, tác động tích cực của việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất trên toàn cầu mới được cảm nhận.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong nhiều tháng đã nói rằng bước đầu tiên của họ sẽ là tăng lãi suất lên một mức trung tính - tức là mức không thúc đẩy cũng không hạn chế tăng trưởng. Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách hiện đang ủng hộ các hành động tích cực hơn, nói rằng ECB nên đi xa hơn để kiềm chế áp lực lạm phát.
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang tìm cách chuyển sang một chế độ trung tính, và ở hầu hết các nơi, chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó”, bà Georgieva cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất bởi vì "khi lạm phát tăng cao, điều này làm suy yếu tăng trưởng, nó sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến những bộ phận dân cư nghèo nhất."
Các đợt tăng lãi suất gần đây của ECB diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế xấu đi và lạm phát đã chạm mức 9,9% trong khu vực đồng euro vào tháng 9, do giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine.