Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.
Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/2 cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp 25% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, dù cho vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19 và lĩnh vực bất động sản có thể kìm hãm động lực này.
Sau gần ba năm thực hiện các biện pháp hạn chế dịch bệnh nghiêm ngặt, vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã chấm dứt chính sách "Zero COVID," vốn đã gây thiệt hại cho nền kinh tế và gây ra các cuộc biểu tình lan rộng.
“Gã khổng lồ châu Á” này đã báo cáo kinh tế chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2022 do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và cuộc khủng hoảng sâu trong lĩnh vực bất động sản quan trọng.
IMF cho biết nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2023 khi việc đi lại và các hoạt động tăng lên sau khi các hạn chế liên quan đến dịch bệnh được dỡ bỏ, qua đó thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu.
Đây là thông tin tốt cho Trung Quốc và thế giới vì nền kinh tế Trung Quốc hiện được kỳ vọng sẽ đóng góp 25% cho tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Ngày 30/1, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng năm 2023 của Trung Quốc lên tới 5,2%, sau khi nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu một phần dựa trên việc mở cửa trở lại của nước này.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết số ca mắc COVID-19 tăng vọt sau khi mở cửa trở lại hiện đã vượt đỉnh cùng với hoạt động đi lại gia tăng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán lớn nhất trong nhiều năm mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo "những thách thức kinh tế đáng kể" phía trước. Sự sụt giảm của lĩnh vực bất động sản vẫn là một trở ngại lớn và vẫn còn những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19.
Lĩnh vực bất động sản, cùng với xây dựng chiếm hơn 25% GDP của Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi nước này bắt đầu chấn chỉnh hoạt động vay quá mức và đầu cơ tràn lan năm 2020.
IMF cho hay trong dài hạn, những trở ngại đối với tăng trưởng bao gồm dân số giảm và tăng trưởng năng suất chậm lại.
Dữ liệu chính thức công bố tháng 12/2022 cho thấy dân số Trung Quốc trong năm 2022 đã giảm lần đầu tiên trong hơn 60 năm, và quốc gia 1,4 tỷ dân này đã chứng kiến tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục khi lực lượng lao động già đi.
IMF cho biết nhu cầu toàn cầu chậm lại, những bất ổn của căng thẳng Nga-Ukraine và căng thẳng địa chính trị là những "rủi ro chính" đối với tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023./.