Cục Dự trữ Liên bang rất có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm một lần nữa vào thứ Tư này (2/11), lần tăng mạnh thứ tư liên tiếp của cơ qua này. Và vẫn có khả năng có một đợt tăng lãi suất khác với mức độ tương đương vào tháng 12.
Cục Dự trữ Liên bang rất có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm một lần nữa vào thứ Tư này (2/11), lần tăng mạnh thứ tư liên tiếp của cơ qua này. Và vẫn có khả năng có một đợt tăng lãi suất khác với mức độ tương đương vào tháng 12.
Nhưng câu hỏi lớn đối với nhiều nhà đầu tư - và người tiêu dùng Mỹ - là liệu Fed có đưa nền kinh tế vào suy thoái với những đợt tăng lãi suất ồ ạt này hay không.
Người ta hy vọng rằng bất kỳ cuộc suy thoái nào xảy ra cũng sẽ nhẹ nhàng, nhưng đây là lĩnh vực còn quá mới mẻ với Fed. Các cựu chủ tịch ngân hàng trung ương Alan Greenspan, Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm Janet Yellen chưa bao giờ phải tăng lãi suất nhiều lần liên tiếp như vậy.
Chưa rõ tất cả những hành động thắt chặt nói trên của Fed sẽ gây ảnh hưởng gì đối với nền kinh tế. Thị trường nhà ở đã bắt đầu có một số dấu hiệu căng thẳng. Lợi tức trái phiếu đã tăng đột biến do Fed. Và lãi suất thế chấp đã tăng vọt trong năm nay.
Đang ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối từ các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ trên Đồi Capitol - những người đang cảnh báo Chủ tịch Fed Jerome Powell và các thành viên Fed khác nên giảm tốc độ tăng lãi suất vì họ lo ngại chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa sẽ dẫn đến suy thoái.
Nhưng chừng nào thị trường việc làm vẫn còn lành mạnh thì Fed có thể sẽ tiếp tục chỉ tập trung vào nhiệm vụ ổn định giá cả và bỏ qua tất cả những thứ liên quan khác.
Sự phục hồi vững chắc của tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP, trong quý thứ ba sau hai quý suy thoái kinh tế liên tiếp cũng có thể làm dịu một số (nhưng không phải tất cả) tiếng nói bày tỏ lo ngại về suy thoái. Điều đó cũng có thể thúc đẩy Fed tiếp tục lập trường tăng lãi suất quyết liệt của mình… thậm chí ngay cả khi một chính sách như vậy có nguy cơ gây ra suy thoái.
Điều đáng lo ngại là Fed có thể đang chọn xem xét nhiều hơn các dữ liệu kinh tế hiện tại và không suy nghĩ đủ về tác động lâu dài của các đợt tăng lãi suất hiện tại. Lạm phát trong nền kinh tế Mỹ có thể vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm, nhưng ngày càng có nhiều cảm giác rằng Mỹ đang tiến đến khá gần với điều đó.
Ông Joseph Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM US, cho biết: “Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách… chuẩn bị cho sự suy giảm nhu cầu khi tác động chậm lại của việc tăng lãi suất và lạm phát bắt đầu gây ra một lực kéo đi xuống mạnh mẽ đối với hoạt động kinh tế”. Ông này nói thêm rằng nền kinh tế "rõ ràng có nguy cơ rơi vào suy thoái trong thời gian tới."
Có một yếu tố khác có thể khiến Fed tăng lãi suất mạnh trong hai cuộc họp tiếp theo và sau đó mới giảm tốc độ.
Hàng năm, có một đợt luân phiên các chủ tịch Fed khu vực lấy phiếu tại các cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương. Thay đổi tiếp theo sẽ diễn ra trước cuộc họp đầu tiên của Fed vào năm 2023- một cuộc họp kết thúc vào ngày 1/2. Các chuyên gia chỉ ra rằng một số thành viên bỏ phiếu mới có thể không có khuynh hướng ủng hộ mức tăng lãi suất lớn như hiện tại. Vì vậy, có thể có sự thay đổi từ mức diều hâu hơn sang một quan điểm khác ôn hòa hơn, nghĩa là có xu hướng thận trọng trước các đợt tăng lãi suất trong tương lai.