Hôm 28/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo kinh tế châu Á khi hầu hết Ngân hàng Trung ương toàn cầu siết chặt chính sách tiền tệ, lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt cũng như tốc độ tăng trưởng suy yếu của Trung Quốc.
Hôm 28/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo kinh tế châu Á khi hầu hết Ngân hàng Trung ương toàn cầu siết chặt chính sách tiền tệ, lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt cũng như tốc độ tăng trưởng suy yếu của Trung Quốc.
Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của IMF cho biết: “Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của châu Á vào đầu năm nay đang dần mất đà khi tăng trưởng quý II thấp hơn dự kiến”.
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của châu Á xuống 4,0% trong năm nay và 4,3% trong năm tới, lần lượt giảm 0,9% và 0,8% so với ước tính tháng 4.
Theo Reuters, kinh tế khu vực này tăng trưởng 6,5% vào năm 2021.
Bên cạnh đó, báo cáo của IMF cho biết: “Khi tác động của đại dịch giảm bớt, khu vực này đối mặt những thách thức mới từ việc thắt chặt tài chính toàn cầu và nhu cầu bên ngoài khu vực dự kiến tăng chậm lại”.
Báo cáo cho biết: “Khi ảnh hưởng của đại dịch suy yếu, khu vực sẽ phải đối mặt với những luồng gió mới từ việc thắt chặt tài chính toàn cầu và nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ chậm lại. Ngoài ra, với việc ngày càng có nhiều nhà phát triển bất động sản vỡ nợ trong năm qua, khả năng tiếp cận tài chính thị trường của khu vực này ngày càng trở nên khó khăn hơn”.
Xem thêm: Giám đốc IMF muốn các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất
IMF cũng dự kiến tăng trưởng Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - chỉ đạt 3,2% trong năm nay, giảm 1,2% so với dự báo hồi tháng 4. Quốc gia này được ước tính sẽ tăng trưởng 4,4% vào năm 2023 và 4,5% vào năm 2024.
Ngoài ra, IMF cho biết, khi các nền kinh tế mới nổi châu Á buộc phải tăng lãi suất để tránh dòng vốn chảy ra nhanh chóng, việc can thiệp thị trường ngoại hối một cách "thận trọng" có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho chính sách tiền tệ ở một số quốc gia.
Đối với kinh tế ASEAN, giới chuyên gia IMF đánh giá các nước ASEAN vẫn hồi phục mạnh trong năm 2022 nhờ dịch vụ, tiêu dùng và xuất khẩu tăng mạnh trở lại.
Xem thêm: IMF: Đồng Đô la Mỹ mạnh là vấn đề gây đau đầu