IMF: Đồng Đô la Mỹ mạnh là vấn đề gây đau đầu

Thứ hai, 17/10/2022 | 14:57 Theo dõi CFĐT trên

Theo IMF, khi các quốc gia trên khắp thế giới đang chật vật tìm cách chống lại tình trạng lạm phát tăng vọt, việc đồng tiền của họ suy yếu so với đô la Mỹ đã khiến cuộc chiến đó trở nên khó khăn hơn.

Trong một báo cáo được công bố vào cuối tuần vừa rồi, IMF đã giải thích chi tiết cách các quốc gia nên phản ứng thế nào với với đồng đô la (USD) mạnh. IMF nhấn mạnh rằng đồng đô la Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2000, tăng 22% so với Yên Nhật, 13% so với đồng Euro và 6% so với các đồng tiền của thị trường mới nổi kể từ đầu năm nay.

“Việc đồng đô la mạnh lên như vậy chỉ trong vài tháng vừa qua có tác động kinh tế vĩ mô rất lớn đối với hầu hết các quốc gia, do sự thống trị của đồng đô la trong thương mại và tài chính quốc tế,” IMF nhận định.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chỉ ra rằng trong khi tỷ trọng của Mỹ trong xuất khẩu hàng hóa thế giới đã giảm từ 12% xuống còn 8% kể từ năm 2000 thì tỷ trọng của đồng đô la trong hoạt động xuất khẩu trên thế giới giữ ở mức khoảng 40%. “Trung bình, mức độ truyền dẫn ước tính của việc tăng giá đồng đô la 10% vào lạm phát là 1%. Những áp lực như vậy đặc biệt gay gắt ở các thị trường mới nổi, phản ánh sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngày càng cao của họ và tỷ trọng nhập khẩu bằng đô la lớn hơn so với các nền kinh tế tiên tiến ”.

Theo báo cáo, khoảng một nửa tổng số các khoản vay xuyên biên giới và chứng khoán nợ quốc tế được tính bằng đô la Mỹ. Trong khi chính phủ ở các thị trường mới nổi đã đạt được tiến bộ trong việc phát hành nợ bằng đồng tiền của mình thì các khu vực doanh nghiệp tư nhân của họ lại có mức nợ bằng đồng đô la cao.

 “Khi lãi suất thế giới tăng, các điều kiện tài chính đã thắt chặt đáng kể đối với nhiều quốc gia. Một đồng đô la mạnh hơn chỉ làm tăng thêm những áp lực này, đặc biệt là đối với một số thị trường mới nổi và nhiều quốc gia có thu nhập thấp”, IMF phân tích.

Báo cáo của IMF cho rằng phản ứng chính sách phù hợp là cho phép tỷ giá hối đoái điều chỉnh, đồng thời sử dụng chính sách tiền tệ để giữ lạm phát gần với mục tiêu của nó. “Giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn sẽ giúp mang lại sự điều chỉnh cần thiết đối với các cú sốc cơ bản vì nó làm giảm nhập khẩu, do đó giúp giảm sự tích tụ nợ nước ngoài. Chính sách tài khóa nên được sử dụng để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất mà không gây nguy hiểm cho các mục tiêu lạm phát”, IMF nhấn mạnh.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/10: VN-Index sẽ tiếp tục phục hồi

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/10: VN-Index sẽ tiếp tục phục hồi

VN-Index đã kết thúc xu hướng giảm giá ngắn hạn mạnh kể từ khi áp dụng chu kỳ thanh toán T+2, tạo vùng hỗ trợ cân bằng mới 1.000-1.030 điểm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/10: IJC, SAB, VNM

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/10: IJC, SAB, VNM

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/10, bao gồm: IJC, SAB, VNM.
Lo ngại suy thoái đè nặng, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều

Lo ngại suy thoái đè nặng, chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều

Cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần do lo ngại suy thoái đè nặng khi các Ngân hàng Trung ương tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.
OPEC+ quyết tâm cắt giảm mạnh sản lượng dầu bất chấp sự tức giận của Mỹ

OPEC+ quyết tâm cắt giảm mạnh sản lượng dầu bất chấp sự tức giận của Mỹ

Các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước sản xuất dầu mỏ và các đối tác đồng minh ngoài khối (Liên minh OPEC+) hôm qua (16/10) đã thể hiện quyết tâm đồng lòng theo đuổi việc cắt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ - một quyết định đã được các nước nhất trí thông qua trước đó trong tháng này. Động thái trên diễn ra sau khi Nhà Trắng tăng cường cuộc khẩu chiến với Ả Rập Xê-út, cáo buộc Riyadh ép buộc một số quốc gia khác ủng hộ quyết định cắt giảm sản lượng dầu.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp