Facebook vừa thông báo rằng họ đã đạt được một trong những mục tiêu chống biến đổi khí hậu lớn nhất của mình.
Facebook vừa thông báo rằng họ đã đạt được một trong những mục tiêu chống biến đổi khí hậu lớn nhất của mình.
Facebook đã cố gắng để cắt giảm 94% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020. Trước đó, họ đã cam kết cắt giảm 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Công ty cho biết họ cũng đã đạt được mục tiêu "không phát thải ròng" - không đưa bất kỳ lượng khí thải gây biến đổi khí hậu nào vào bầu khí quyển nhiều hơn mức có thể thải ra.
Facebook vừa thông báo rằng họ đã đạt được một mục tiêu khác: mua đủ năng lượng tái tạo để trang trải 100% hoạt động toàn cầu của mình, bao gồm các văn phòng và trung tâm dữ liệu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các hoạt động của Facebook thực sự được cung cấp bằng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, ít nhất hiện tại là chưa.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo đang gia tăng, nhưng phần lớn lưới điện vẫn dựa vào nhiên liệu hóa thạch. Khi các công ty không thể mua đủ năng lượng tái tạo vì không có đủ nguồn cung, họ sẽ mua chứng chỉ năng lượng tái tạo để báo hiệu rằng công ty đã đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo ở đâu đó. Những dự án đó có thể được đặt ở bất cứ đâu và các chứng chỉ đã được bán với giá rẻ đến mức các nhà phê bình cho rằng chúng không thực sự giúp tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn.
Facebook cũng dựa vào các chứng chỉ năng lượng tái tạo, nhưng nền tảng mạng xã hội này tập trung vào việc ký kết các hợp đồng dài hạn để hỗ trợ việc xây dựng các công trình phát triển năng lượng mặt trời và gió mới ở những nơi mà công ty hoạt động. Facebook đã đầu tư vào 63 dự án năng lượng tái tạo mới nằm trên cùng lưới điện với các trung tâm dữ liệu của công ty.
Mục tiêu tiếp theo của tập đoàn là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030 cho toàn bộ chuỗi cung ứng và các phát thải gián tiếp gây biến đổi khí hậu khác đến từ những hoạt động như đi lại và đi làm của nhân viên. Để đạt được mục tiêu đó, Facebook nói rằng họ đã phát triển các tiêu chuẩn môi trường cho các nhà cung cấp của mình.
Facebook gần đây cũng đã cố gắng hạn chế thông tin sai lệch về biến đổi khí hậu trên nền tảng của mình. Năm ngoái, nền tảng mạng xã hội này đã ra mắt “Trung tâm Thông tin Khoa học Khí hậu” ở một số quốc gia.
“Chúng tôi biết 10 năm tới sẽ là thời điểm xác định để giảm phát thải khí nhà kính và chúng tôi có vai trò trong nỗ lực này - cả với tư cách là một nền tảng kết nối mọi người với thông tin và là một công ty toàn cầu hỗ trợ hành động vì khí hậu,” Giám đốc năng lượng tái tạo của Facebook, Urvi Parekh đã viết trong một blog hôm nay.