Nhiều doanh nghiệp lớn muốn giới lãnh đạo thế giới áp dụng cách tiếp cận thống nhất, dựa trên thị trường để cắt giảm lượng khí thải gây biến đổi khí hậu.
Nhiều doanh nghiệp lớn muốn giới lãnh đạo thế giới áp dụng cách tiếp cận thống nhất, dựa trên thị trường để cắt giảm lượng khí thải gây biến đổi khí hậu.
Yêu cầu này phản ánh sự đồng thuận ngày càng tăng của giới kinh doanh, rằng thế giới cần phải giảm mạnh lượng khí thải gây biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những lo ngại rằng các bước tiến quá nhanh có thể khiến các chính phủ đặt ra một loạt quy tắc nặng nề hoặc phân tán gây cản trở thương mại quốc tế và làm tổn hại đến lợi ích chung.
Mỹ đang hy vọng giành lại vị trí lãnh đạo của mình trong việc chống biến đổi khí hậu khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về khí hậu từ ngày 22 đến 23 tháng 4.
Chìa khóa của nỗ lực đó là cam kết cắt giảm ít nhất một nửa lượng khí thải của Mỹ vào năm 2030, cũng như đảm bảo các thỏa thuận từ các đồng minh cũng sẽ làm điều tương tự.
“Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu và những gì các doanh nghiệp muốn tránh là một cách tiếp cận phân tán của các nền kinh tế lớn là Mỹ, Trung Quốc và E.U", Tim Adams, giám đốc điều hành của Viện Tài chính Quốc tế, một hiệp hội thương mại có trụ sở tại Washington cho biết.
Ông cho biết hy vọng Tổng thống Mỹ Joe Biden và 40 nhà lãnh đạo thế giới khác được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sẽ tiến tới việc áp dụng các giải pháp chung cho khu vực tư nhân để đạt được các mục tiêu khí hậu của họ, chẳng hạn như thiết lập thị trường carbon mới hoặc tài trợ cho các công nghệ như thu giữ carbon có hệ thống.
Các nhà đầu tư tư nhân ngày càng ủng hộ hành động vì khí hậu đầy tham vọng, rót một lượng tiền mặt kỷ lục vào các quỹ chọn đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường và xã hội. Điều đó đã giúp thay đổi luận điệu của các ngành công nghiệp từng giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu.
Ví dụ, Viện Dầu mỏ Mỹ, cơ quan đại diện cho các công ty dầu mỏ cho biết họ đã hỗ trợ các bước để giảm lượng khí thải như định giá carbon, đẩy nhanh sự phát triển của thu giữ carbon và các công nghệ khác.
Phó chủ tịch cấp cao của API Frank Macchiarola cho biết rằng khi phát triển một mục tiêu cắt giảm carbon mới của Mỹ, nước này nên cân bằng các mục tiêu về môi trường với việc duy trì khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Macchiarola cho biết: “Về dài hạn, thế giới sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, chứ không phải ít hơn, và bất kỳ mục tiêu nào cũng phải phản ánh thực tế đó và tính đến những tiến bộ công nghệ đáng kể cần thiết để đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải".
Trong khi đó, các nhóm lao động như AFL-CIO, liên đoàn lớn nhất của các liên đoàn lao động Mỹ đã lùi bước để bảo vệ việc làm của Mỹ như đánh thuế hàng hóa sản xuất tại các quốc gia có quy định về khí thải ít phức tạp hơn.
Phát ngôn viên của AFL-CIO, Tim Schlittner cho biết nhóm hy vọng hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo ra “một tín hiệu rõ ràng rằng việc điều chỉnh lượng phát thải đang được đưa ra để bảo vệ các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng”.