Thị trường việc làm giảm tốc, Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ?

Thứ hai, 06/09/2021 | 17:10 Theo dõi CFĐT trên

Trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ tháng 8 đang giảm tốc mạnh mẽ, Fed có thể sẽ không công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 9 mà sẽ lùi sang cuối năm nay, hoặc thậm chí tới năm 2022.

Thị trường việc làm đang giảm tốc, Fed có thay đổi kế hoạch thắt chặt?
Thị trường việc làm đang giảm tốc, Fed có thay đổi kế hoạch thắt chặt?

Sự giảm tốc mạnh của thị trường việc làm tại Mỹ đã loại trừ khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngay trong tháng 9 này công bố kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản, nhất là khi biến thể Delta lây lan mạnh đang phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế, giới chuyên gia nhận định.  

Sau khi thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng rất mạnh trong tháng 6 và tháng 7, Fed đã sẵn sàng cho việc trong năm nay bắt đầu thu hẹp chương trình mua 120 tỷ USD tài sản mỗi tháng. Trước đó, Fed luôn nói sẽ duy trì mua tài sản như vậy cho tới khi “có thêm bước tiến quan trọng” tới mục tiêu tạo việc làm tối đa và đạt mục tiêu lạm phát 2%.

Sự tăng trưởng ấn tượng trong hai tháng liên tiếp, cộng thêm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đạt mức cao nhất 13 năm, đã khiến một loạt quan chức Fed lên tiếng kêu gọi nhanh chóng điều chỉnh chính sách tiền tệ. Giới quan sát vì thế đã kỳ vọng rằng trong cuộc họp định kỳ vào tháng 9, Fed sẽ đưa ra kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản.

Kỳ vọng vào chính sách tiền tệ bất ngờ thay đổi

Kỳ vọng vào chính sách tiền tệ bất ngờ thay đổi
Kỳ vọng vào chính sách tiền tệ bất ngờ thay đổi

Tuy nhiên, vào hôm thứ Sáu tuần trước, báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy trong tháng 8, khu vực phi nông nghiệp của nước này chỉ có thêm 235.000 việc làm, so với con số 1,1 triệu việc làm mới của tháng 7. Bản báo cáo đã làm thay đổi mạnh kỳ vọng vào chính sách tiền tệ của Mỹ, đặt ra khả năng Fed sẽ thận trọng hơn nhiều trong việc cắt giảm chương trình mua tài sản.

Chuyên gia kinh tế trưởng Lydia Boussour của Oxford Economics phát biểu: “Mấy tháng trước, đã có cảm giác là thị trường việc làm đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, sự giảm tốc trong tháng 8 của thị trường lao động và rủi ro từ biến thẻ Delta đặt ra khả năng Fed sẽ tiếp tục phải thận trọng”.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Joseph Song thuộc Bank of America nhận xét: “Tình hình này loại trừ khả năng trong cuộc họp tháng 9 Fed công bố cắt giảm chương trình mua tài sản. Câu hỏi chính trong thời gian tới là liệu thị trường việc làm chỉ giảm tốc một lần hay giảm tốc kéo dài”.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 giảm còn 5,2% từ mức 5,4% của tháng 7, nhưng biến thể Delta đã trở thành một đòn giáng mạnh vào một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục nhờ tiêm chủng. Ngành giải trí và khách sạn không có thêm công việc mới nào trong tháng 8, cho dù bình quân mỗi tháng có thêm 350.000 việc làm trong 6 tháng trước đó. Ngành bán lẻ và nhà hàng thậm chí phải cắt giảm 70.000 việc làm.

Trước khi báo cáo việc làm được đưa ra vào ngày thứ Sáu, ảnh hưởng của biến chủng Delta đối với kinh tế Mỹ vẫn còn là một điều khó xác định. Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi cuối tháng 7 nói rằng đợt dịch này có ảnh hưởng kinh tế không lớn như những lần trước. Tuy nhiên, số liệu việc làm tháng 8 đã khiến quan điểm này của ông Powell bị nghi ngờ.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ellen Gaske của PGIM Fixed Income cho hay: “Cho tới thời điểm hiện tại, các ngân hàng trung ương nhìn chung không thể hiện quan điểm lo ngại nhiều về biến thể Delta. Dù vậy, các dữ liệu kinh tế đã bắt đầu cho thấy sự giảm tốc và Fed có thể sẽ trở nên thận trọng hơn”.

Khả năng Fed công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 9 đã giảm xuống, nhưng hầu hết các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư vẫn dự báo rằng kiểu gì trong năm nay, ngân hàng trung ương này cũng sẽ đưa ra một kế hoạch cắt giảm.

Fed sẽ tuyên bố cắt giảm mua tài sản vào tháng 11 hay tháng 12?

Fed sẽ tuyên bố cắt giảm mua tài sản vào tháng 11 hay tháng 12?
Fed sẽ tuyên bố cắt giảm mua tài sản vào tháng 11 hay tháng 12?

Tại hội nghị thường niên của Fed vào cuối tháng 8, ông Powell đã nói điều kiện về lạm phát để Fed cắt giảm chương trình mua tài sản đã được đáp ứng và thị trường lao động đã có “bước tiến rõ rệt”.

Số công việc cần tuyển lao động ở Mỹ gần đây thường xuyên ở mức cao kỷ lục, nhưng lại không có đủ lao động để đáp ứng. Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, chẳng hạn có nhiều người muốn đi làm nhưng không gửi được con nhỏ, hoặc nhiều người vẫn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nên chưa có ý định đi làm. Ông Powell lạc quan rằng những yếu tố gây cản trở tăng trưởng việc làm này sẽ giảm dần.

Số liệu việc làm tháng 8 cho thấy tình trạng thiếu lao động vẫn đang khiến công việc tuyển dụng gặp khó, dẫn tới số việc làm mới được tạo ra (công việc mới tuyển được người) giảm xuống mức thấp, trong khi số công việc cần tuyển người vẫn ở mức cao. Các công ty đã phải tăng lương để thu hút lao động, khiến tiền lương bình quân theo giờ tăng 0,6% so với tháng 7 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyên gia kinh tế Simona Mocuta thuộc State Street Global Advisors nói rằng nguồn cung lao động hạn chế đã ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm.

“Đang có một mâu thuẫn lớn vì số người lao động có việc làm đang ít hơn trên 5 triệu người so với trước đại dịch, nhưng số việc cần tuyển người đang ở mức cao kỷ lục. Không ai biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu”, bà Mocuta phát biểu.

Tiền lương tăng mạnh có thể đẩy lạm phát lên cao hơn, khiến các quan chức thuộc trường phái cứng rắn trong Fed càng lo ngại và củng cố lập luận về sự cần thiết phải bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ - theo chuyên gia Peter Williams thuộc Evercore IS. Theo ông Williams, sự chia rẽ quan điểm về triển vọng kinh tế trong Fed sẽ ngày càng lớn.

Vấn đề đặt ra lúc này là liệu Fed có đủ tự tin về sự phục hồi thị trường lao động để công bố cắt giảm chương trình mua tài sản trong cuộc họp tháng 11. Từ nay đến cuộc họp đó, Fed chỉ còn một báo cáo việc làm để xem xét.

Chuyên gia kinh tế trưởng Constrance Hunter thuộc KPMG cho rằng với sự bấp bênh lớn như vậy, khả năng Fed đưa ra tuyên bố cắt giảm mua tài sản trong cuộc họp tháng 12 là cao hơn so với trong cuộc họp tháng 11. Thậm chí, một số chuyên gia dự báo Fed sẽ lùi tuyên bố này sang năm 2022.

Chuyên gia kinh tế trưởng Paul Ashworth của Capital Economics nhận xét: “Không ai biết chắc sự giảm tốc của thị trường việc làm là tạm thời hay sự khởi đầu của một xu hướng mới. Tất cả những gì bạn có thể làm chỉ là chờ đợi mà thôi”.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ 'gây thất vọng' cho thị trường

Báo cáo việc làm tháng 8 của Mỹ 'gây thất vọng' cho thị trường

Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này tạo thêm 235.000 việc làm trong tháng 8, mức khiêm tốn nhất kể từ tháng 1, thấp hơn nhiều so với dự báo tạo thêm 728.000 việc làm.
Dấu mốc nghiệt ngã về số người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ

Dấu mốc nghiệt ngã về số người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ

Số lượng việc làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm đi gần 10 triệu do tác động của đại dịch Covid-19. Đây được xem là dấu mốc nghiệt ngã về số người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ.
Thất nghiệp tại Mỹ bùng nổ

Thất nghiệp tại Mỹ bùng nổ

10 tháng sau lần đầu lệnh phong tỏa được thi hành, thất nghiệp tại Mỹ bùng nổ, nhiều người lao động chật vật tìm việc.
Gần 30% sàn giao dịch bất động sản có nguy cơ giải thể, phá sản

Gần 30% sàn giao dịch bất động sản có nguy cơ giải thể, phá sản

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nếu phải duy trì thêm một, hai tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ sàn giao dịch có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.
Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Long: Côn Lôn Bát Ngát Thành Sương

Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Long: Côn Lôn Bát Ngát Thành Sương

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Trưa 6/9: Hà Nội ghi nhận 38 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 2 nhân viên y tế

Trưa 6/9: Hà Nội ghi nhận 38 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 2 nhân viên y tế

Theo Sở Y tế Hà Nội, trưa ngày 6/9, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận 38 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 01 ca ghi nhận tại cộng đồng, 23 ca tại khu cách ly và 14 ca tại khu phong tỏa.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp