Thị trường muốn thấy gì khi Bitcoin chạm đáy?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 18:16 Theo dõi CFĐT trên

Theo quan điểm của giới đầu tư trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, Bitcoin cùng các đồng tiền mã hóa khác sẽ khó thoát khỏi sự suy yếu nếu những yếu tố kinh tế vĩ mô không cải thiện cũng như thiếu sự thay đổi mô hình kinh doanh của các công ty.

Thị trường muốn thấy gì khi Bitcoin chạm đáy?
Thị trường muốn thấy gì khi Bitcoin chạm đáy?

Bitcoin đã giảm tụt dốc hơn 70% so với mức cao kỷ lục vào tháng 11 với khoảng 2 nghìn tỷ USD bị xóa sổ khỏi thị trường tiền điện tử.

Trong vài tuần qua, Bitcoin giao dịch trong một phạm vi hẹp từ 19.000 đến 22.000 USD mà thiếu đi chất xúc tác để thúc đẩy đà tăng giá của đồng tiền này.

Bitcoin bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế vĩ mô do lạm phát tăng cao buộc Fed và các Ngân hàng Trung ương khác phải tăng lãi suất, làm tổn hại đến những tài sản rủi ro như cổ phiếu.

Đáng chú ý, Bitcoin và các tiền ảo khác có mối tương quan lớn đối với những tài sản rủi ro khác, đặc biệt là cổ phiếu.

CK Zheng, Co-Founder quỹ đầu cơ tập trung vào tiền điện tử ZX Squared cho hay: “Tôi nghĩ nếu lạm phát được kiểm soát, nền kinh tế được kiểm soát và mọi người không suy nghĩ về rủi ro suy thoái, thị trường sẽ ổn định”.

Đồng quan điểm trên, Vijay Ayyar - Phó Chủ tịch Phát triển Doanh nghiệp và Quốc tế tại sàn giao dịch tiền điện tử Luno cho rằng, nếu có manh mối nào cho thấy nền kinh tế và lạm phát đang “trong tầm kiểm soát”,thì thị trường tiền điện tử sẽ tìm thấy đáy.

Tương tự, James Butterfill, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại CoinShares nhận định, một Fed “mềm” hơn và đồng USD đạt đỉnh có thể giúp thị trường tìm thấy đáy. 

Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát tháng 6 của Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến khi đạt mức 9,1%, thiết lập mức đỉnh kể từ tháng 11/1981. Điều này làm tăng thêm lo ngại rằng Fed sẽ quyết liệt hơn trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát.

Xem thêm: Tại sao sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử trị giá 2 nghìn tỷ USD không làm “bại liệt” nền kinh tế toàn cầu?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, một trong những nguyên do chính gây ra sự sụp đổ trên thị trường tiền điện tử vừa qua là tính đòn bẩy cao trong hệ thống và hiệu ứng Domino.

Cụ thể, nhiều công ty cho vay hứa hẹn với các nhà đầu tư cá nhân với lợi suất cao khi gửi tiền điện tử vào nền tảng của họ. 

Một trong những công ty đó là Celsius - ông ty cho vay tiền mã hóa với 1,7 triệu khách hàng, quản lý khối tài sản 12 tỷ USD - vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau một tháng chật vật với vấn đề thanh khoản.

Công ty này trả lãi tới 18% đối với những khách hàng gửi tiền bằng tiền mã hóa và tiếp đó, Celsius cho các nhà giao dịch khác vay nhằm kiếm lời từ phần chênh lệch lãi suất. 

Về phía nhà đầu tư tiền mã hóa, họ sẵn sàng trả lãi cao để vay tiền.

Thế nhưng, mô hình kinh doanh của Celsius chao đảo khi thị trường suy yếu. Công ty liên tục gặp rắc rối về thanh khoản và tạm dừng các giao dịch rút tiền để ngăn chặn làn sóng rút tiền ồ ạt.

Ví dụ khác có thể kể đến là quỹ đầu cơ tiền điện từ Three Arrows Capital (hay còn gọi là 3AC). 3AC có một danh sách dài đối tác và chủ nợ.

Một trong số đối tác và chủ nợ của 3AC là Voyager Digital. Công ty này cũng đệ đơn lên tòa án xin phá sản sau khi 3AC vỡ nợ khoản vay trị giá khoảng 670 triệu USD. Vài công ty khác bao gồm BlockFi và Genesis cũng được báo cáo là kinh doanh với 3AC.

Xem thêm: Sàn giao dịch tiền số Voyager Digital đệ đơn xin phá sản

"Không rõ quá trình tháo gỡ đòn bẩy đã kết thúc hay chưa. Tôi cho rằng các công ty yếu kém vẫn đang bị loại bỏ", ông Zheng tại ZX Squared bình luận.

Butterfill của CoinShares cho biết những người được gọi là thợ đào Bitcoin có thể là nạn nhân tiếp theo của đợt “rửa trôi” này. Hơn nữa, ông Vijay Ayyar cũng đưa ra lời giải thích về một số mô hình giao dịch  có thể giúp xác định đáy thị trường. 

Thứ nhất, ông dự báo giá Bitcoin sẽ tiếp tục lao dốc và loại bỏ những công ty yếu kém còn sót trước khi “tăng mạnh trở lại”.

Nếu động thái này xảy ra, điều đó cho thấy “thanh khoản đã được giữ ở các mức thấp hơn và thị trường hiện sẵn sàng tăng trở lại”, Ayyar nói.

Ông cho biết kịch bản tương tự đã từng xảy ra vào tháng 3/2020 khi giá Bitcoin lao dốc hơn 30% trong một ngày rồi tăng đều đặn trong những tuần tiếp theo.

Mô hình thứ hai có thể là “giai đoạn tích lũy” nơi Bitcoin chạm đáy và dành vài tháng để giao dịch trong phạm vi thấp trước khi tăng cao hơn.

Cả hai trường hợp có thể khiến Bitcoin giảm thêm từ 13.000 - 14.000 USD, giảm khoảng 30% so với phiên 13/7 vừa rồi.

Trong khi đó, ông Zheng tại ZX Squared cho rằng, Bitcoin có thể được giao dịch trong vùng giá 13.000 -15.000 USD. Nhưng nếu các nhà đầu tư tổ chức tham gia, giá có thể tăng lên.

Xem thêm: Lao dốc từ 10 tỷ USD xuống 0, 3AC đã khiến thị trường lao đao ra sao?

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Sau đợt hạ tỷ trọng tiền mặt, VEIL bán ròng lượng lớn cổ phiếu

Sau đợt hạ tỷ trọng tiền mặt, VEIL bán ròng lượng lớn cổ phiếu

Theo báo cáo hoạt động mới công bố, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý, đã trở lại bán ròng cổ phiếu trong tuần 30/6 – 7/7 sau khi đưa tiền mặt xuống thấp kỷ lục trước đó. 
Phiên cuối tuần, khối tự doanh xả mạnh nhiều mã trong rổ VNDiamond

Phiên cuối tuần, khối tự doanh xả mạnh nhiều mã trong rổ VNDiamond

Hôm qua (ngày 15/7) đánh dấu phiên rút ròng thứ 6 liên tiếp của khối tự doanh công ty chứng khoán, hoạt động đợt này chủ yếu tập trung vào các mã cổ phiếu thuộc rổ VNDiamond. 
Chứng khoán Mỹ ở trạng thái “xanh” phiên cuối tuần

Chứng khoán Mỹ ở trạng thái “xanh” phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận đà tăng trước một số thông tin tích cực trong lĩnh vực ngân hàng, giảm thiểu lo ngại về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên tới 1%.
Trung Quốc: Gia tăng số người mua nhà từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp

Trung Quốc: Gia tăng số người mua nhà từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp

Số lượng người mua nhà tại Trung Quốc từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp cho những dự án đang dang dở ngày một gia tăng, làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng bất động sản có thể lan rộng sang hệ thống tài chính.
Indonesia cảnh báo 60% số nước kém phát triển có nguy cơ vỡ nợ

Indonesia cảnh báo 60% số nước kém phát triển có nguy cơ vỡ nợ

Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho rằng tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng hàng hóa và lạm phát toàn cầu gia tăng là những nguyên nhân khiến nợ nần tồn đọng.
Cần tỉnh táo trước lời mời 'việc nhẹ lương cao' và các cuộc gọi lạ

Cần tỉnh táo trước lời mời 'việc nhẹ lương cao' và các cuộc gọi lạ

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội, tình hình tội phạm lừa đảo qua internet ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi và khó kiểm soát.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp