20 năm sự kiện 11/9: Tác động của cuộc khủng bố kinh hoàng tới kinh tế nước Mỹ

Thứ bảy, 11/09/2021 | 14:58 Theo dõi CFĐT trên

Cách đây 20 năm, khi nước Mỹ bị tấn công bởi những kẻ khủng bố vào ngày định mệnh - 11/9/2001, toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp như bị giáng một đòn nặng nề. Thị trường chứng khoán ngay lập tức lao dốc và thiệt hại nhanh chóng lan rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9
Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9

Sau "bong bóng" dotcom và suy thoái kinh tế, các cuộc tấn công khủng bố đã gây thêm tổn thương sâu sắc cho cộng đồng doanh nghiệp vốn đang gặp khó khăn tại Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán và hoạt động kinh doanh nói chung đã phục hồi trở lại chỉ trong một thời gian ngắn sau đó. 

Đến cuối năm, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ đã tăng so với năm trước khoảng 1%, lên hơn 10 nghìn tỷ USD. Điều này chứng tỏ rằng nền kinh tế chưa bị tổn hại nghiêm trọng bởi vụ tấn công 11/9. Thậm chí, theo Cục Phân tích kinh tế (BEA), GDP của Mỹ đã tăng 2,7% trong quý IV năm 2001.

Phản ứng thị trường chứng khoán

Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9
Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9

Dự đoán trước sự hỗn loạn của thị trường, hoạt động mua bán hoảng loạn và mất giá thảm hại sau các cuộc tấn công khủng bố, 2 sàn NYSE và Nasdaq phải đóng cửa cho đến ngày 17/9 năm đó - thời gian đóng cửa lâu nhất kể từ năm 1933. 

Hơn thế nữa, nhiều công ty kinh doanh, môi giới và tài chính khác có văn phòng tại Trung tâm Thương mại Thế giới và không thể hoạt động sau những thiệt hại về người và sự sụp đổ thảm khốc của cả hai tòa tháp.

Vào ngày đầu tiên giao dịch trên sàn NYSE sau ngày 11/9, thị trường đã giảm 684 điểm, tương đương mức giảm 7,1%, lập kỷ lục về mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử trong một ngày giao dịch tại thời điểm đó. 

Vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu, kết thúc một tuần chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử NYSE, chỉ số Dow Jones đã giảm gần 1.370 điểm, tương đương 14%. Chỉ số Standard and Poor's (S&P) mất 11,6%. Giá trị ước tính 1,4 nghìn tỷ USD đã bị mất trong 5 ngày giao dịch đó. Các đợt bán tháo cổ phiếu lớn đã xảy ra với các ngành hàng không và bảo hiểm như dự đoán khi giao dịch trở lại.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là American Airlines và United Airlines, những hãng hàng không có máy bay bị cướp vì các cuộc tấn công khủng bố. Tác động ngay lập tức đến kinh doanh của các hãng này là đáng kể. 

Giá vàng tăng vọt từ 215,50 USD/oz lên 2875 USD/oz. Giá xăng và dầu cũng tăng vọt do lo ngại xuất khẩu dầu từ Trung Đông sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên, trong vòng một tuần, những mức giá này đã giảm xuống mức xấp xỉ trước khi bị tấn công vì không có vụ tấn công mới nào xảy ra và việc vận chuyển dầu thô đến Mỹ từ các nguồn thông thường vẫn tiếp tục và không suy giảm.

Hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng

Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9
Kinh doanh bị ảnh hưởng

Ngành bảo hiểm bị ảnh hưởng nặng nề sau sự kiện 11/9, các yêu cầu bồi thường liên quan đến vụ khủng bố ước tính khoảng 40 tỷ USD. Berkshire Hathaway của Warren Buffett là một trong những tập đoàn bị thiệt hại lớn nhất. 

Sau sự kiện kể trên, Đạo luật Bảo hiểm rủi ro khủng bố (Terrorism Risk Insurance Act) đã được thông qua để san sẻ tổn thất giữa chính phủ liên bang và ngành bảo hiểm.

Tổng thống George W. Bush ký thành luật lần đầu tiên vào tháng 11/2002, được thiết kế như một cơ chế, theo đó chính phủ liên bang sẽ tài trợ một phần cho bất kỳ thiệt hại tài sản nào do các hành động khủng bố gây ra thiệt hại hơn 100 triệu USD - lên đến giới hạn 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, sau vụ 11/9, nhiều công ty bảo hiểm đã từ chối bồi thường thiệt hại do các hoạt động khủng bố. Với cấu trúc của Đạo luật Bảo hiểm rủi ro khủng bố, các công ty bảo hiểm đã liệt kê thêm bảo hiểm khủng bố như một phần trong phạm vi bảo hiểm của họ. Nếu không có luật này, chi phí bảo hiểm với các hành động khủng bố sẽ quá cao đối với hầu hết các doanh nghiệp. 

Các ngành du lịch, lữ hành, khách sạn, giải trí và dịch vụ tài chính cũng sụt giảm mạnh tương tự khi một làn sóng lo sợ càn qua nước Mỹ. Hai trong số những gã khổng lồ dịch vụ tài chính có giá cổ phiếu giảm mạnh nhất là Merrill Lynch, mất 11,5% và Morgan Stanley mất 13%.

Nhiều hãng hàng không nộp đơn phá sản

Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9
Nhìn lại những tác động của cuộc khủng bố 11/9

Vào tháng 8 trước ngày 11/9, du lịch hàng không của Mỹ đã lập kỷ lục với 65,4 triệu lượt hành khách. Sau ngày 11/9, con số này đã giảm đáng kể. 

Nhiều hãng hàng không phá sản và biến mất, nhiều đường bay và điểm đến bị ngừng hoạt động. Việc kiểm tra an ninh chặt chẽ hơn cũng góp phần tạo ra nhiều vấn đề lên ngành hàng không.

Trước thời điểm sự kiện khủng bố, ngành hàng không Mỹ đã phải chịu đựng gánh nặng của suy thoái kinh tế. Chính phủ liên bang đưa ra gói viện trợ trị giá 15 tỷ USD, nhưng điều này vẫn không thể cứu vãn tình thế khi một số hãng hàng không vẫn nộp đơn phá sản. 

Không chỉ ngành hàng không, nông nghiệp cũng phải "vạ lây". Cùng với hàng không quốc tế, các giao dịch hàng hóa cũng tạm ngưng, điều này gây ảnh hưởng tới những mặt hàng xuất khẩu qua biên giới từ Canada và Mexico, đặc biệt là các loại nông sản không bảo quản được lâu.

Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ bị tổn hại

Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ bị tổn hại
Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ bị tổn hại

Khu vực kinh doanh nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ở xung quanh Trung tâm Thương mại Thế giới ở Manhattan bị thiệt hại lớn. Gần 18.000 doanh nghiệp nhỏ đã bị buộc phải đóng cửa hoặc đã phải chịu tổn thất nặng nề sau vụ khủng bố.

Sau đó, Chính phủ buộc phải thực hiện các khoản vay và tài trợ tiền mặt cho các doanh nghiệp bị tác động sau vụ khủng bố ở Manhattan; Virginia (gần Lầu Năm Góc); và Sân bay Quốc gia Reagan.

Bên cạnh đó, Chỉ số Niềm tin tiêu dùng và Chỉ số Tâm lý tiêu dùng do Đại học Michigan đưa ra, lần lượt giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1996 và 1993. Hai chỉ số này dựa trên các cuộc khảo sát đo lường tâm trạng của người tiêu dùng và xu hướng mua hàng hóa và dịch vụ lớn nhỏ khác nhau của họ.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Đề xuất nối lại đường bay nội địa, người tiêm đủ vắc xin Covid-19 được đi lại không hạn chế

Đề xuất nối lại đường bay nội địa, người tiêm đủ vắc xin Covid-19 được đi lại không hạn chế

Việc nối lại các đường bay thường lệ chở khách nội địa sẽ phân thành 3 vùng theo diễn biến dịch Covid-19. Đặc biệt, người đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ có thể được đi lại tự do giữa các vùng không yêu cầu về cách ly y tế. Nếu được Bộ GTVT thông qua, kế hoạch này sẽ triển khai ngay.
Người phụ nữ bị đối tượng quen biết qua zalo lừa hơn 1 tỷ đồng

Người phụ nữ bị đối tượng quen biết qua zalo lừa hơn 1 tỷ đồng

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đang xác minh vụ việc của chị V.T.T.D (trú tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tố giác tội phạm với nội dung từ ngày 24/7/2021 đến ngày 27/7/2021, chị D bị các đối tượng lạ mặt (quen biết qua mạng Zalo), lừa đảo chiếm đoạt của chị số tiền trên 1,1 tỷ đồng.
Tạm đình chỉ nữ giáo viên vật lý để lộ hình ảnh ‘nóng’ trong buổi tập huấn trực tiếp

Tạm đình chỉ nữ giáo viên vật lý để lộ hình ảnh ‘nóng’ trong buổi tập huấn trực tiếp

Mới đây, một nữ giáo viên dạy vật lý tại Sơn La đã bị tạm đình chỉ công tác sau khi để lộ hình ảnh "nóng" trong buổi tập huấn trực tuyến sử dụng sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021 - 2022, do Sở GD-ĐT Sơn La tổ chức ngày 28/8.
Áp lực gia tăng dòng tiền không làm giảm giá bất động sản, nhà ở

Áp lực gia tăng dòng tiền không làm giảm giá bất động sản, nhà ở

Tại Hà Nội, giá bất động sản đô thị từ nay tới cuối năm dự kiến sẽ không giảm, bất chấp áp lực gia tăng về dòng tiền và việc chi trả của các nhà đầu tư.
4 lỗi cơ bản mà nhà đầu tư chứng khoán mắc phải khiến họ phải trả giá đắt

4 lỗi cơ bản mà nhà đầu tư chứng khoán mắc phải khiến họ phải trả giá đắt

Đầu tư không phải lúc nào cũng đơn giản và chắc chắn sẽ sinh lời vì đó là một quá trình cần nhiều cân nhắc, không chỉ là mua vào và bán ra cổ phiếu.
Hà Nội: Hơn 11.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị thu giữ

Hà Nội: Hơn 11.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị thu giữ

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Phòng cảnh sát Môi trường (Công an Hà Nội) đột xuất kiểm tra, thu giữ 11.130 chiếc bánh trung thu do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp