Cơn sốt đầu tư startup công nghệ thổi bùng lo ngại về ‘bong bóng’ Dotcom thứ 2

Thứ năm, 15/07/2021 | 22:39 Theo dõi CFĐT trên

Vào tháng 3/2020, quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital đã mô tả đại dịch Covid-19 là “hiện tượng thiên nga đen của năm 2020”. Đây là cách gọi một hiện tượng kinh tế chưa từng xảy ra và không thể dự đoán trước, gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế. 

Cơn sốt đầu tư startup công nghệ thổi bùng lo ngại về ‘bong bóng’ Dotcom thứ 2
Cơn sốt đầu tư startup công nghệ thổi bùng lo ngại về ‘bong bóng’ Dotcom thứ 2

“Hoạt động đầu tư vốn cổ phần tư nhân có thể giảm đáng kể, như đã xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2009”, Sequoia Capital nói trong một báo cáo, nhắc lại cuộc khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, ở thời điểm tháng 7/2021, các nhà đầu tư vào các startup công nghệ đang rót vốn nhiều chưa từng thấy.

Quá nhiều vốn, quá nhiều phấn khích

Theo dữ liệu từ CB Insight, các startup trên toàn cầu đã huy động được 292,4 tỷ USD từ đầu năm 2021, sắp vượt qua con số 302,6 tỷ USD của cả năm 2020. 

Tổng số các vòng gọi vốn huy động từ 100 triệu USD trở lên đã tăng lên 751 từ đầu năm, vượt qua con số 665 của cả năm 2020. 

Ông Hussein Kanji cho biết từng có thời kỳ mà chỉ cần đưa chữ Dotcom vào tên gọi cũng có thể khiến giá cổ phiếu tăng vọt. Vào cuối những năm 1990, tất cả công ty công nghệ đều nằm trong cơn sốt của Phố Wall, khi ngày càng nhiều người bắt đầu sử dụng internet. Hoạt động đầu cơ đã đẩy chỉ số Nasdaq Composite tăng 400% trong khoảng từ  năm 1995 - 2000. Tuy nhiên, tới tháng 10/2022, chỉ số này đã giảm gần 80% so với mức đỉnh. 

Tương tự, 5 năm qua, chỉ số Nasdaq đã tăng gấp ba lần với giá trị vốn hóa của một số mã cổ phiếu lớn như Amazon, Google, Facebook, vượt mốc 1.000 tỷ USD. Microsoft và Apple hiện có vốn hóa thị trường hơn 2.000 tỷ USD. 

Giờ đây, mức định giá tăng chóng mặt của nhiều công ty công nghệ chưa niêm yết cũng khiến không ít nhà đầu tư lo ngại. Hồi tháng 3, nền tảng xử lý thanh toán Stripe của Mỹ đã được định giá tới 95 tỷ USD, cho thấy đang xuất hiện xu hướng các startup duy trì ở trạng thái tư nhân lâu hơn. 

CB Insights, trong nửa đầu năm 2021, số lượng các startup trở thành “kỳ lân”, định giá trên 1 tỷ USD, lập kỷ lục với 249 công ty, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. 

“Đây là thời điểm tuyệt vời cho các doanh nhân huy động vốn”, Andrei Brasoveanu, đối tác tại quỹ đầu tư mạo hiểm Accel. “Chất lượng cũng như tốc độ phát triển của các công ty này đang diễn ra theo cách chưa từng thấy".

Tiger Global, một quỹ đầu cơ nổi tiếng với việc rót vốn vào các startup công nghệ tiền IPO, gần đây tham gia đáng kể vào các thương vụ đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, tập đoàn SoftBank của Nhật cũng gây chấn động giới startup với quỹ đầu tư khổng lồ Vision Fund.

Sợ bỏ lỡ cơ hội

Theo ông Kanji của Hoxton Ventures, cạnh tranh trong các thương vụ đầu tư mạo hiểm ngày càng lớn và định giá của các startup công nghệ “ngày càng xa với giá trị thực do hiệu ứng sợ bỏ lỡ cơ hội”. 

Bà Iana Dimitrova, CEO của startup công nghệ tài chính OpenPayd (Anh), cho biết khi công ty huy động vốn, nhiều nhà đầu tư nói rằng bà yêu cầu số vốn quá ít và họ chỉ đầu tư từ 100 triệu trở lên. 

Một số nhà đầu tư dù “hiểu biết hạn chế” về phần mềm dịch vụ tài chính của OpenPayd nhưng vẫn đề nghị rót vốn bởi công ty đang hoạt động trong lĩnh vực “gây sốt”. 

Theo CB Insight, các công ty công nghệ tài chính chiếm 22% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm mà các startup toàn cầu huy động được trong quý 2/2021. 

Tuy nhiên, theo ông Kanji, tình hình hiện tại có nhiều điểm khác biệt so với "bong bóng" Dotcom năm 1999. Một trong số đó là “bong bóng” năm 1999 xảy ra do “sự cường điệu” hơn là bởi các yếu tố cơ bản, còn hiện tại, thị trường và các công ty đều ở đó. 

Một xu hướng khác hiện nay là các công ty được phát triển hoàn toàn từ vốn của người sáng lập có vòng gọi vốn bên ngoài đầu tiên khá lớn. Đầu tháng này, hãng phần mềm Mỹ Articulate, ra đời vào năm 2002, công bố vòng gọi vốn đầu tiên trị giá tới 1,5 tỷ USD. 

Xét theo khu vực, châu Âu, từ lâu theo sau Mỹ và Trung Quốc về đầu tư công nghệ, giờ đây bắt đầu chứng kiến làn sóng đầu tư lớn vào các startup công nghệ.

“Xu hướng làm việc tại nhà đã thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ và cũng giúp các công ty châu Âu tiếp cận với thị trường vốn toàn cầu”, Brasoveanu cho biết. “Bạn có thể huy động vốn trên Zoom từ Romania như từ New York vậy”. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các startup tại châu Âu đã huy động được gần 50 tỷ USD, vượt xa con số 38 tỷ USD của cả năm 2020, theo Factset. Định giá của nhiều startup công nghệ châu Âu như Northvolt, Klarna, Celonis, tăng mạnh lên hàng chục tỷ USD. Trong năm qua, số lượng startup trở thành "kỳ lân" tại châu Âu cũng lập kỷ lục. 

Sự điên cuồng trong việc huy động vốn tư nhân trong lĩnh vực công nghệ khiến ngày càng nhiều startup muốn niêm yết trên sàn chứng khoán. Năm qua, Mỹ chứng kiến hàng loạt thương vụ IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng), như IPO của Airbnb và Coinbase. Trong khi đó, mới đây Anh cũng chứng kiến IPO bom tấn của hãng công nghệ tài chính Wise.

Bên cạnh đó, cơn sốt SPAC - công ty mua lại với mục đích đặc biệt cũng đang “nóng” hơn bao giờ hết. Niêm yết qua SPAC là lựa chọn phổ biến thay cho IPO theo phương thức truyền thống của các startup tăng trưởng nhanh đang muốn huy động vốn đại chúng. 

Quốc Hoàng
Theo VnMedia.vn Copy
Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing muốn huy động 4 tỷ USD tại Mỹ, dự kiến có IPO ‘khủng’ sau Alibaba

Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing muốn huy động 4 tỷ USD tại Mỹ, dự kiến có IPO ‘khủng’ sau Alibaba

Startup gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Chuxing đã đăng ký huy động 4 tỷ USD qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. Đây dự kiến sẽ là IPO của một công ty Trung Quốc lớn nhất tại Mỹ sau Alibaba năm 2014, diễn ra trong bối cảnh Didi Chuxing đang đối mặt cuộc điều tra chống độc quyền tại quê nhà. 
Startup 'ruốc nấm' của bà chủ 8x kêu gọi vốn 1,5 triệu USD

Startup 'ruốc nấm' của bà chủ 8x kêu gọi vốn 1,5 triệu USD

Emmay - startup chuyên sản xuất thực phẩm chế biến từ nấm thay thế thịt động vật đang dự tính mở rộng thị trường ngoài Việt Nam với tham vọng đạt doanh số lên 4,5 triệu USD.
MotoRefi - Startup công nghệ tài chính ô tô gọi vốn thành công 45 triệu USD

MotoRefi - Startup công nghệ tài chính ô tô gọi vốn thành công 45 triệu USD

Startup về công nghệ tài chính ô tô, MotoRefi đã huy động được 45 triệu USD trong vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Goldman Sachs.
Đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5%

Đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5%

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5%.
Bắt giữ đối tượng giả dạng dân phòng đi mua ma túy trong lúc giãn cách

Bắt giữ đối tượng giả dạng dân phòng đi mua ma túy trong lúc giãn cách

Nam thanh niên mặc áo giả dạng dân phòng đi mua ma túy trong lúc giãn cách theo Chỉ thị 16 đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Shark Liên bắt tay VJM holding đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cung ứng cho thị trường Đức

Shark Liên bắt tay VJM holding đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cung ứng cho thị trường Đức

Shark Liên và VJM Holdings mới đây đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cho thị trường Đức, tiến tới nhiều nước khác thuộc khối EU.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp