Đối với các doanh nghiệp lữ hành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023,
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.
Đây là biện pháp hỗ trợ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành còn hoạt động cũng như các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào lĩnh vực lữ hành.
Nghị quyết 105/NQ-CP được ban hành với mục tiêu tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.
Đến hết năm 2021 phấn đấu lũy kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Nghị quyết đề ra 4 nhóm giải pháp để thực hiện , bao gồm: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; (4) Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao trực tiếp chỉ đạo, khẩn trương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết này. Đồng thời bố trí đầu mối chuyên trách, chuyên nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Tại Nghị quyết, Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh, khát vọng và giá trị “Tâm - Tài - Trí - Tín” của đội ngũ doanh nhân tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, sau hơn 1 năm bị ảnh hưởng bởi COVID-19, khối doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, nguồn lực bị bào mòn.
Cục Hàng hải Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp cảng biển không tăng giá dịch vụ hoặc không thu các dịch vụ phát sinh trong thời gian thực hiện biện pháp phòng dịch, bảo đảm bình ổn giá thị trường, hỗ trợ cho các nhà máy, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ngày 9/9, một số hãng hàng không Mỹ như: Delta Airlines, United Airlines hay American Airlines đã cảnh báo về sự gia tăng số ca lây nhiễm Covid-19 mới do biến thể Delta đang ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển của người dân và tiếp tục trì hoãn đà phục hồi của ngành hàng không, du lịch.
Cơn bão giảm giá với Bitcoin vẫn chưa dừng lại khi sáng nay Bitcoin có thời điểm chỉ được giao dịch ở ngưỡng 44.000 USD. Nhiều altcoin khác cũng tiếp tục lao dốc khiến tổng vốn hóa thị trường giảm mạnh.
Kỳ lân Spiber của Nhật Bản vừa được rót thêm 312 triệu USD từ vòng gọi vốn do Carlyle dẫn đầu. Kỳ lân này đã hoạt động trong 14 năm qua, một kỷ lục đáng nể về tuổi đời của một startup.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.